Cuối năm luôn là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường bất động sản. Năm nay, vừa bước vào đầu quý IV, thị trường bất động sản Đồng Nai đã chứng kiến hàng loạt dự án “bung hàng” đón sóng đầu tư.
Thị trường BĐS TPHCM cần các chính sách đặc thù cho giai đoạn mới
- Cập nhật : 10/10/2015
(Bat dong san)
Theo Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Tp.HCM lần thứ X, trong giai đoạn 5 năm qua (2010-2015) thành phố đã xây dựng mới khoảng 39 triệu m2 nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 17m2, tạo điều kiện cho nhân dân cải thiện nhà ở…
Đến cuối năm 2020, tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 40 triệu m2và diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 19,8m2/người.
Về mục tiêu nhiệm vụ phát triển thành phố giai đoạn 2015-2020, HoREA dự báo thị trường BĐS tiếp tục đà phục hồi phát triển mạnh hơn trong năm 2015 và các năm tiếp theo. Trước mắt, chưa có nguy cơ bong bóng BĐS quay trở lại nếu Nhà nước tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô...
Thị trường BĐS còn nhiều bất cập
Dự thảo còn cho biết thành phố đã rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch không còn phù hợp, nâng cao tính khả thi của quy hoạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, hủy bỏ chủ trương chấp thuận đầu tư và các quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các dự án chậm triển khai, công bố công khai để các tổ chức, nhân dân biết và giám sát…
Tuy nhiên, dự thảo trên cũng nhấn mạnh đến một số vấn đề còn tồn tại, đó là: việc xử lý nợ xấu còn chậm; chất lượng tín dụng và dịch vụ ngân hàng cải thiện còn chậm. Thị trường BĐS vẫn còn trì trệ. Ngoài ra, quy hoạch, quản lý đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa, cải thiện dân sinh và bảo vệ môi trường. Tiến độ xử lý "dự án treo" còn chậm, gây bức xúc trong nhân dân.
Dự thảo báo cáo chính trị của thành phố đã nêu về các chỉ tiêu chủ yếu: "Đến cuối năm 2020, tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 40 triệu m2 và diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 19,8m2/người. Phát triển đồng bộ và quản lý hiệu quả 5 thị trường chính yếu: thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường BĐS, thị trường lao động.
Đặc biệt, dự thảo báo cáo chính trị đã bổ sung chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị vào 7 chương trình đột phá của thành phố trong giai đoạn 2015-2020 (tăng 1 chương trình so với nhiệm kỳ trước).
Theo đó, nhiệm vụ là tập trung hoàn thiện việc di dời, tái bố trí toàn bộ nhà ở trên và ven kênh rạch, nâng cấp các khu phố có nhiều nhà lụp xụp, xây dựng mới các chung cư xuống cấp, chỉnh trang đô thị, tạo thêm quỹ đất dành cho giao thông và công trình công cộng…
Phát triển đa dạng chủng loại nhà ở
Trong văn bản góp ý Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Tp.HCM lần thứ X mới đây, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cho rằng thị trường BĐS thành phố vẫn còn trì trệ, phục hồi chưa vững chắc; việc giải quyết nhà ở cho sinh viên, công nhân lao động phần lớn vẫn do người dân tự giải quyết, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội.
Về mục tiêu nhiệm vụ phát triển thành phố giai đoạn 2015-2020, HoREA dự báo thị trường BĐS tiếp tục đà phục hồi phát triển mạnh hơn trong năm 2015 và các năm tiếp theo. Trước mắt, chưa có nguy cơ bong bóng BĐS quay trở lại nếu Nhà nước tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ và linh hoạt, ứng phó thích hợp và kịp thời với diễn biến phức tạp trên thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề căn cơ và mang tính bền vững, các giải pháp của thành phố cần được hướng đến tất cả thành phần dân cư. Vì ngay như nhu cầu về nhà ở, không chỉ những người có thu nhập thấp hoặc đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, thì còn có nhiều đối tượng khác như lao động trẻ, những người có thu nhập trung bình, và cả những người có thu nhập cao, người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại thành phố cũng có nhu cầu rất lớn.
Hơn nữa, HoREA cho rằng nếu đã đặt trọng tâm vào chỉnh trang, phát triển đô thị thì thành phố cũng cần quan tâm đến mục tiêu phát triển thị trường BĐS theo hướng minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Vì phát triển đô thị phải đi kèm với phát triển đa dạng chủng loại nhà ở, vừa chỉnh trang phát triển các khu vực đô thị cũ, vừa hình thành nên những khu đô thị mới, để BĐS thực sự trở thành ngành kinh tế đóng góp quan trọng của thành phố.
Hiệp hội cũng đề nghị bổ sung vào định hướng phát triển các khu đô thị vệ tinh theo mục tiêu phát triển đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị Tp.HCM, vượt ra ngoài ranh giới hành chính. Đồng thời, Hiệp hội đề nghị thành phố nên kiên trì tiếp tục đề xuất mô hình chính quyền đô thị và việc lập “Đặc khu kinh tế Tp.HCM”, gồm địa bàn quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ để có cơ chế đặc thù, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố.
Trong 5 năm tới, theo HoREA, có thể dự báo quy mô dân số thành phố đến năm 2020 vào khoảng trên dưới 12 triệu người. Từ đó, Hiệp hội đề nghị cần thiết điều chỉnh chỉ tiêu quy mô dân số các quận, huyện ở mức độ hợp lý hơn, tạo điều kiện để các quận, huyện thực hiện chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị bền vững và phát triển nhà ở, đặc biệt là những quận có nhiều nhà ven, trên kênh rạch, nhiều khu dân cư lụp xụp. Từ đó, tạo đà phát triển cho thị trường BĐS trong giai đoạn mới này.