Ngày 20/11, Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước (UBCK) đã công bố Dự thảo Thông tư Hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant).
Từ “Goldman Sachs của Trung Quốc” trở thành kẻ giơ đầu chịu báng
- Cập nhật : 20/11/2015
(Tai chinh)
Citic Securities từng được ví như "Goldman Sachs của Trung Quốc". Chủ tịch Wang Dongming cũng là một nhân vật có tiếng trong làng kinh doanh nước này, Bloomberg lật lại.
Chủ tịch của công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Trung Quốc vừa bị bắt giữ trong một cuộc điều tra mở rộng về giao dịch nội gián của chính quyền Bắc Kinh.
Cụ thể, ông Cheng Boming, chủ tịch Citic Securities đang bị điều tra do tình nghi có hành vi làm rò rỉ thông tin nội bộ và giao dịch nội gián.
Ngoài ra, hai lãnh đạo cấp cao khác của công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quốc này cũng đang bị điều tra.
Đây được đánh giá là một động thái hiếm thấy của giới chức chứng khoán Trung Quốc, nhằm dập tắt hành vi giao dịch phi pháp.
"Kế hoạch này được triển khai song song với chiến dịch bài trừ tham nhũng. Trung Quốc đang muốn chứng minh sự quyết liệt trong việc xục xạo thị trường, không ngoại trừ một ai", ông Fraser Howie, Giám đốc điều hành Newedge Singapore, nhận xét. Ông là đồng tác giả của cuốn sách "Chủ nghĩa Tư bản đỏ: Nền tảng mong manh cho sự trỗi dậy bất thường của Trung Quốc".
Goldman Sachs của Trung Quốc
Citic Securities từng được ví như "Goldman Sachs của Trung Quốc". Chủ tịch Wang Dongming cũng là một nhân vật có tiếng trong làng kinh doanh nước này.
Citic Group – công ty mẹ của Citic Securities – là tập đoàn đa ngành lớn nhất Trung Quốc với hoạt động phủ sóng trên nhiều quốc gia. Citic Group hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, năng lượng, bất động sản và tài chính, bao gồm cả công ty môi giới chứng khoán CLSA đóng trụ sở tại Hong Kong.
Citic Securities là một trong những công ty chứng khoán tham gia tích cực vào đầu tư ký quỹ - hoạt động thổi phồng đà tăng điểm trên sàn Trung Quốc. Nhắm vào Citic Securities, Bắc Kinh đang tìm cách để xoa dịu sự phẫn nộ trong dân chúng khi thị trường sụp đổ, ông Paul Gillis, giáo sư tài chính tại đại học Peking, nhận xét.
"Trước đây, hiếm khi chính phủ có các biện pháp xử lý đối với hành vi lũng đoạn thị trường. Đợt điều tra bất ngờ lần này chỉ là một phản ứng tức thời trước với cuộc khủng hoảng về chính trị. Giới hành pháp đang tìm kiểm một tội đồ để đổ lỗi, mặc dù giao dịch nội gián không phải là thứ thổi bong bóng thị trường", ông Gillis nhận xét.
Trong chiến dịch càn quét lần này, Bắc Kinh cũng nhằm vào Wang Xiaolu, phóng viên của tạp chí Caijing. Ông Wang đã xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia, thừa nhận gây "hoảng loạn và rối ren" trên thị trường chứng khoán.
Tốn kém
Tính đến hiện tại, chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhằm vào nhiều quan chức các ngành, từ quân đội tới y dược. Giờ lĩnh vực tài chính đang nằm trong tầm ngắm.
Ngày 17/9, cơ quan chức năng tuyên bố điều tra ông Zhang Yujun, Phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán nước này. Trong một thông báo ngắn gọn, Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ông Zhang bị điều tra vì bị tình nghi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật - cụm từ thường được dùng để chỉ hành vi tham nhũng ở Trung Quốc.
Hiện chưa rõ các vụ điều tra trên xuất phát từ động cơ chính trị thuần túy, hay là những viên gạch đầu tiên trong kế hoạch "dọn dẹp" thị trường tài chính Trung Quốc.
"Trung Quốc cần bảo đảm sự thống nhất trong thông điệp gửi đi và chính sách được áp dụng trên thực tế", giám đốc công ty Fullerton Fund Management nhận xét.
Marc Faber, nhà tư vấn nổi tiếng am hiểu về thị trường mới nổi, khẳng định ông không tin tưởng vào giới hành pháp Trung Quốc.
"Họ có thanh lọc được thị trường không? Câu trả lời là không. Hệ thống tài chính quá lớn, lộn xộn với những hoạt động ẩn nấp dưới vỏ bọc ngân hàng ngầm. Đây sẽ là một chiến dịch cực kỳ tốn kém, cả về kinh tế lẫn chính trị", ông khẳng định.