Cách Trái đất 100 năm ánh sáng, các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh nhỏ với bầu trời giống như Trái Đất đang quay quanh một ngôi sao đỏ.
'Đại dương' 23 triệu tỉ mét khối nước ẩn mình dưới vỏ Trái đất
- Cập nhật : 19/11/2015
(Khoa hoc)
Chúng ta thường quan niệm vòng tuần hoàn nước là một quá trình diễn ra trên mặt đất: Nước mưa rơi xuống đất, bay hơi tạo thành mây, sau đó tích tụ để rồi lại biến thành mưa rơi xuống lần nữa. Thực ra đó chỉ là phần nổi của một tảng băng khổng lồ.
Chúng ta không thấy được nguồn nước ngầm này nhưng hơn 2 tỉ người trên hành tinh này đang dùng nó làm nguồn nước uống hằng ngày. Ở những nơi khô hạn, người ta đào nguồn nước ngầm dùng cho trồng trọt. Nguồn nước ngầm cũng góp phần cân bằng môi trường bằng cách giúp sông ngòi lưu thông trong thời kỳ hạn hán.
Các nhà khoa học vào thập niên 1970 đã cố gắng ước tính lượng nước ngầm trên toàn thế giới và kết quả đó đã không được cập nhật trong vòng 40 năm qua, cho tới tận bây giờ.
Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học đã ước tính lượng nước này bằng cách lấy thêm hàng chục ngàn mẫu dữ liệu mới trên toàn thế giới để tính toán. Các nhà khoa học đồng thời cũng xác định tuổi của nước ngầm để hiểu rõ hơn tốc độ tái tạo của nguồn nước này nếu con người tiếp tục khai thác nguồn nước ngầm với mức độ như hiện tại.
Theo Tom Gleeson - nhà địa thủy học tại ĐH Victoria, Canada, đứng đầu nghiên cứu trên cho hay: "Các ước tính và bản đồ do chúng tôi đúc kết sau nghiên cứu cho thấy các vị trí ở đó nguồn nước ngầm có thể tái tạo và cả những nơi mà nguồn nước ngầm không thể tái tạo được".
Trong một bài bình luận, nhà nghiên cứu Ying Fan tại ĐH Rutgers nêu lên một số ứng dụng của nghiên cứu. Thứ nhất, có thể nghiên cứu lịch sử Trái đất thông qua xem xét các tầng nước già hàng triệu năm tuổi. Thứ hai là có thể dựa vào nghiên cứu này để ước tính mức sử dụng nước thích hợp trong một tương lai gần. Việc tiếp theo mà nhóm của Gleeson sẽ thực hiện là áp dụng vào các vùng đã tính toán để xác định lượng nước khai thác phù hợp.