Khối u nợ xấu đã chuyển sang một dạng biến thể mới, trong khi một chính sách đủ tầm và đủ mạnh vẫn còn thai nghén sau hơn 5 năm đã trôi qua.

Tổng cục Thuế vừa nhận được công văn của Cục thuế TP Đà Nẵng, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và Cục thuế TP Hà Nội đề nghị về giải pháp lắp đặt máy tính tiền tại các cơ sở kinh doanh để thực hiện kết nối thông tin quản lý doanh thu kinh doanh.
Theo đó, Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính triển khai Đề án hóa đơn điện tử và đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Cụ thể, giai đoạn 1 (từ năm 2017 đến 2018), trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm đối với 200 doanh nghiệp tại TP Hà Nội và TP.HCM, tiếp tục mở rộng thí điểm tại hai địa bàn này và 8 tỉnh thành phố khác, với số lượng dự kiến khoảng 12.000 doanh nghiệp.
Giai đoạn 2 (từ 2018 đến 2020), trên cơ sở pháp lý đã được hoàn thiện đầy đủ, Tổng cục Thuế sẽ triển khai mở rộng toàn bộ người nộp thuế bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh theo hướng: thu thập dữ liệu hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tự triển khai hóa đơn điện tử, thu nhập dữ liệu từ máy tính tiền, phần mềm bán hàng của nhà hàng, siêu thị, khách sạn...
Cơ sở pháp lý thực hiện các giải pháp nói trên được Tổng cục Thuế dẫn từ quy định của Khoản 12, điều 5 Nghị định số 12 năm 2015 của Chính phủ: người nộp thuế (bao gồm cả cá nhân và tổ chức) kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, siêu thị và một số hàng hóa, dịch vụ khác có sử dụng hệ thống máy tính tiền, hệ thống cài đặt phần mềm bán hàng để thanh toán thì thực hiện kết nối với cơ quan thuế để gửi thông tin cho cơ quan thuế theo lộ trình triển khai của cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, tổ chức và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì lập hóa đơn điện tử và gửi thông tin trên hóa đơn bằng phương thức điện tử cho cơ quan thuế để nhận mã xác thực hóa đơn từ cơ quan thuế. Các trường hợp cụ thể phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế do Bộ Tài chính quy định.
NGUYỄN THẢO
Theo Bizlive
Khối u nợ xấu đã chuyển sang một dạng biến thể mới, trong khi một chính sách đủ tầm và đủ mạnh vẫn còn thai nghén sau hơn 5 năm đã trôi qua.
Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2016 lên đến 100,3 tỷ Yên, khoảng gần 1 tỉ USD.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Các doanh nghiệp Mỹ họ có tiềm lực đầu tư rất lớn (...). Một làn sóng đầu tư mới của doanh nghiệp Mỹ vào VN phù hợp với chính sách của Tổng thống Trump
Các chuyên gia của WB cho rằng, quản lý nợ xấu là vấn đề phức tạp, có nhiều bên liên quan.
Các cá nhân, hộ gia đình nếu doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp lệ phí môn bài.
Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực về thu hút FDI với lượng vốn đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2016.
Tiếp sau Moody’s, Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực, đồng thời dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ tăng dần lên mức 6,3% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận thuế phí của Việt Nam hiện nay đang cao nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến thực tế này là xuất phát từ các khoản phí bảo hiểm, không phải do thuế.
NATS (National Air Traffic Solutions), một công ty chuyên cung cấp các giải pháp hàng không có trụ sở tại Anh, đã không giấu giếm tham vọng đặt chân vào thị trường hàng không Việt Nam. Ông Niall Greenwood, Giám đốc Điều hành NATS châu Á - Thái Bình Dương cũng đã cho biết, sân bay Long Thành cũng là một mối quan tâm của NATS. Nhã Nam thực hiện.
Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (dài 5,9 km, tổng mức đầu tư khoảng 34.734 tỷ đồng) nhiều khả năng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự