tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Ba mảnh của “Japanese Dream” : Những doanh nghiệp xù xì và bà nội trợ đáng mến

  • Cập nhật : 03/08/2016

Chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Nhật Bản – ông Shinzo Abe – có thể không đạt được như kỳ vọng nhưng chắc chắc nó đã không thất bại. Và những kỳ vọng là cần thiết để chính sách này thực sự thành công.

Những doanh nghiệp xù xì

Nếu các doanh nghiệp Nhật Bản hoàn thành tốt công việc, các chính sách kích thích kinh tế sẽ trở nên không cần thiết. Sự thận trọng chính là ngọn nguồn của sự thất vọng không thể giấu diếm tại văn phòng của ông Abe. Chính phủ của ông đang là một trong những chính phủ ủng hộ doanh nghiệp nhất trên thế giới nhưng các doanh nghiệp lại chưa thể đáp lại bằng việc tăng lương hoặc các khoản đầu tư.

Các công ty không thể tích tiền nếu các nhà đầu tư yêu cầu điều ngược lại. Ông Abe đã cố gắng giúp những người cầm tiền trở nên quyết đoán hơn bằng cách đưa ra các quy định về quản trị doanh nghiệp và cho các nhà đầu tư tổ chức tại Nhật Bản. Năm 2012, chỉ 40% các công ty hàng đầu tại Nhật Bản có các giám đốc độc lập, giờ đây con số này đã là gần 100%. Những động thái này đã tạo ra điều khác biệt. Theo Goldman Sachs, lợi nhuận của các công ty từ chứng khoán đã tăng từ 5,8% trong năm 2012 lên 8,2% trong năm 2014. Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ có những động thái tiếp theo, ví dụ như việc áp thuế lên các khoản lợi nhuận được giữ lại mà không được sử dụng để đầu tư tiếp.

Các doanh nghiệp đã đáp lại sự kích thích của ông Abe với Japan Inc. Chính phủ của ông Abe đã cam kết cải cách nhanh chóng và sâu rộng nền kinh tế và xã hội hiện nay, bao gồm của thị trường lao động, vấn đề nhập cư, giáo dục, điện, nông nghiệp, vai trò của phụ nữ, thuốc men và chi tiêu phúc lợi. Các vị lãnh đạo doanh nghiệp tại Nhật Bản hoan nghênh hầu hết những ý kiến trên. Đội ngũ của ông Abe đã kỳ vọng ở mức cao nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong một cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các quỹ phòng ngừa rủi ro, Bộ trưởng Bộ Lao động – ông Yasuhisa Shiozaki – được cho là đã hứa kiểm soát nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và cho vay ngân hàng, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhà nước như hãng hàng không quốc gia Japan Airlines.

Những kỳ vọng đó đã không thể đạt được. Tiến độ đã được tăng lên mức nhanh nhất nhưng là về chiều rộng chứ không phải chiều sâu. Thủ tướng Nhật Bản đã quyết định không đi theo mô hình của vị cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi – chọn 1 mặt trận và theo đuổi một cách kiên trì. Ông Abe đã chọn việc cải cách từng phần trên nhiều lĩnh vực.

Các cử tri dường như cũng có suy nghĩ giống ông Abe khi liên tiếp đưa ông chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Nhờ số liệu việc làm tốt và một xã hội gắn kết, Nhật Bản chỉ cảm thấy đôi chút sự cấp bách của một cuộc cải cách toàn diện. Trên thực tế, số lượng các bà mẹ neo đơn tăng cao, nguồn lao động thanh niên thấp, người già và trẻ nhỏ sống trong nghèo khó vẫn chưa đủ để khiến những quyết định thay đổi mạnh mẽ được đưa ra. Người Nhật có vẻ thích từ “kaizen” (cải tiến liên tục) hơn là từ “kaikaku” (cải cách, theo nghĩa có phần miệt thị).

Nạn nhân cho sự thận trọng của ông Abe chính là quá trình cải tạo lao động. Cách đây 2 năm, các quan chức chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch cho phép các công ty lớn có thể sa thải nhân viên nếu họ có thể đền bù thỏa đáng cho người lao động. Với Nhật Bản, đây là sự thay đổi đột ngột so với các chuẩn mực truyền thống về “việc làm suốt đời” đã theo họ hàng trăm năm nay. Giới truyền thông nước này đã dùng tới từ “chặt đầu” khi nói về chính sách mới này. Trong quá trình vận động cho cuộc bầu cử vào tháng 12/2014, ông Abe đã ngừng bàn luận về dự luật này.

Những người ủng hộ cải cách giờ đây đang nghi ngờ về việc chính sách này còn có được áp dụng hay không. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ cấp cao đã phát tín hiệu rằng ông Abe đang đẩy mạnh kế hoạch này, bắt đầu với 2 dự thảo luật vào đầu năm 2017. Đầu tiên là về việc sa thải nhân viên với các khoản bồi thường. Tiếp theo là một dự luật cho phép công nhân được hưởng lương cao theo năng lực chứ không phải theo giờ làm như hiện nay.

Những bà nội trợ đáng mến

Trong khi giải quyết vấn đề vị thế của người phụ nữ tại nơi làm việc, ông Abe đã cho thấy nhiều dũng khí hơn. Womenomics không phải là một chính sách tự nhiên đối với ông Abe khi ông luôn được bao quanh bởi những người bảo thủ cực đoan. Các bà nội trợ truyền thống là xương sống của chiến dịch bầu cử khi họ chuẩn bị cà phê và bánh gạo. Không ai muốn làm những người phụ nữ này buồn, đặc biệt là ông Abe.

Giống như một người phụ nữ có học thức nhưng suốt ngày phải đi pha trà, chính sách phụ nữ của ông Abe đã phải chịu rất nhiều sự đàm tiếu. Ngay sau khi ông phát biểu về quyền được “tỏa sáng” của những người phụ nữ, tần suất các ý kiến phân biệt giới tính tăng đột biến. Một đề án cung cấp 300.000 Yên tới các doanh nghiệp nhỏ nhằm nâng tầm vị trí lãnh đạo của người phụ nữ đã bị làm ngơ hoàn toàn.

Khi không được coi trọng, phụ nữ tại Nhật Bản phải đối mặt với việc không khuyến khích tăng thu nhập. Những người phụ nữ có gia đình có thu nhập thấp hơn 1,3 triệu Yên/năm là đủ điều kiện để nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lương hưu thông qua bạn đời. Những người có thu nhập thấp hơn 1 triệu Yên/năm sẽ được miễn thuế thu nhập và miễn thuế an ninh xã hội. Ở một số nơi làm việc, những người mới đến còn có thể đánh dấu vào 1 ô đồng ý việc họ không muốn kiếm được nhiều hơn những số tiền nhất định. Người lao động có thể giới hạn giờ làm việc của mình. Có rất ít dấu hiệu cho thấy Đảng Dân chủ đủ ý chí để thay đổi những quy tắc này.

Nhằm giúp các bậc phụ huynh ở chỗ làm, chính phủ đã tạo ra thêm 200.000 chỗ trống tại các nhà trẻ và đặt mục tiêu 500.000 chỗ cho tới cuối năm 2017. Các báo cáo về việc “quấy rối thai sản” (người chủ lao động bắt nạt, giáng chức hoặc sa thải nhân viên mang thai) đã tăng mạnh bởi những người mới đã nhận ra sự bất hợp pháp của những hành động này.


Thạch Thảo - Theo The Economist/NDH

Trở về

Bài cùng chuyên mục