Trung Quốc đã nhìn thấy những tín hiệu đầu tiên cho thấy nước này đã bước đầu thành công trong việc cắt giảm sản lượng công nghiệp dư thừa.

Theo Slate, sẽ không còn nước nào được gọi là quốc gia đang phát triển nữa, ít nhất là theo quan điểm của WB.
Trong ấn bản mới nhất Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới 2016, WB đã cấm sử dụng thuật ngữ này với lý do: “Không còn sự phân biệt giữa các nước đang phát triển (được định nghĩa trong các ấn bản trước là những nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình) và các nước phát triển (được định nghĩa trước đây là nước có thu nhập cao)”.
Trên thực tế, quy định mới về thuật ngữ này của WB không gây nhiều bất ngờ. Việc phân loại “nước đang phát triển” từ lâu đã không được xác quyết về mặt nội hàm ngay chính trong báo cáo các chỉ số phát triển thế giới của WB.
Ví như ấn bản công bố năm 2013 nêu rõ “việc dùng thuật ngữ này chỉ vì thuận tiện” và “nó không có ngầm ý nói rằng tất cả các nền kinh tế thuộc nhóm này đều đang trải qua giai đoạn phát triển giống nhau, hay các nền kinh tế khác đã đạt tới một giai đoạn phát triển cuối cùng hoặc ưu thế hơn”.
Hai chuyên gia thống kê của WB tham gia thực hiện Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới gần đây cũng lưu ý về sự bất cập trong cách gọi “các nước đang phát triển”.
Theo đó, họ chỉ ra sự chênh lệch giữa Malawi có tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người là 250 USD, trong khi Mexico có GNI bình quân đầu người gấp 40 lần Malawi là 9.860 USD. Trong khi đó cả 2 nước này đều được liệt vào danh sách các nước đang phát triển.
Theo Tuoitre.vn
Trung Quốc đã nhìn thấy những tín hiệu đầu tiên cho thấy nước này đã bước đầu thành công trong việc cắt giảm sản lượng công nghiệp dư thừa.
Các nhà hoạt động hy vọng vụ bê bối sát hại hổ tại đền thiêng ở Thái Lan sẽ thức tỉnh dư luận thế giới, khi nạn buôn lậu loài vật hoang dã này ngày một nở rộ.
Các cuộc đình công diễn ra trong thời gian qua đang làm gia tăng áp lực lên Chính phủ Pháp, vốn đã chịu nhiều chỉ trích từ người dân do liên quan đến dự luật cải cách lao động mà họ cho là có lợi cho giới chủ hơn người lao động.
Tại Diễn đàn tăng trưởng xanh toàn cầu năm 2016 diễn ra tại thủ đô Copehagen của Đan Mạch, các tổ chức quốc tế vừa giới thiệu bộ tiêu chuẩn giúp đo lường và kiểm soát lượng thực phẩm thất thoát và lãng phí (FLW).
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới luôn có những thời điểm căng thẳng. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc chậm lại, và Mỹ trải qua chiến dịch tranh cử Tổng thống khốc liệt, quan hệ đó lại càng xuống dốc.
Trong khi mọi con mắt phương Tây đang đổ dồn vào Hy Lạp, một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng tiềm tàng đang phát triển ở nửa bên kia của thế giới.
Sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) không thể đạt được một hiệp định để bình ổn giá dầu trong cuộc họp tuần trước, các nhà phân tích đã không ngần ngại cho rằng OPEC giờ chỉ còn là một tổ chức hỗn loạn và không có tính khả dụng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã lạc mất cuốn giáo trình phát triển kinh tế mà ông Đặng Tiểu Bình đưa ra.
Đầu tư ra nước ngoài và kinh doanh ở nước ngoài của doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng. Việc Hồ sơ Panama nhắc đến một số doanh nhân Việt khiến họ bị nghi ngờ vi phạm về thuế hay đầu tư ra nước ngoài. Về mặt pháp lý, dư luận họ trốn thuế liệu có đúng?
Một dạng công ty mới – DN đa quốc gia siêu nhỏ – đang tạo ra thách thức đối với các phương thức kinh doanh truyền thống.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự