Kể từ khi Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1976, hai nước đã tăng cường hợp tác nhiều mặt. Philippines cũng đang phát triển rất nhanh. Đất nước này đang lên kế hoạch thúc đẩy các công ty công nghệ khởi nghiệp (startup).

Những khoản nợ USD tăng lên sẽ rất lớn đối với nhiều công ty tại các nước mới nổi.
Giá dầu đã tăng lên một chút nhưng các nhà sản xuất vẫn chưa kịp phục hồi từ đà sụt giảm giá dầu thô quá mạnh vào năm ngoái. Pemex, công ty dầu khí quốc doanh của Mexico, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Công ty dầu khí quốc doanh của Malaysia đang sa thải hàng loạt công nhân vì doanh thu sụt giảm.
Công ty dầu khí khổng lồ của Brazil là Petrobras gần đây đã phải vay 10 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để trả trái phiếu đáo hạn... Tình hình ấy cho thấy gánh nặng nợ nần bi đát của nhiều doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), nợ của các công ty trong 12 thị trường mới nổi lớn nhất tăng từ khoảng 60% GDP trong năm 2008 lên hơn 100% trong năm 2015. Tình cảnh của nhiều công ty bi đát hơn khi gắn với yếu tố tăng chi phí nợ bằng đồng USD. Đến giữa năm ngoái, các khoản vay đô la phi ngân hàng tại các thị trường mới nổi, bao gồm cả các công ty và chính phủ, đã đạt 3,3 ngàn tỷ USD.
Thực tế cho đến gần đây, tín dụng ngoại tệ cho khách hàng vay bên ngoài nước Mỹ đang ngày càng tăng so với trong nước. Tăng nhanh nhất là trái phiếu doanh nghiệp phát hành bởi các công ty thị trường mới nổi.
BIS lập luận rằng, tình hình vay USD bên ngoài nước Mỹ, sự gia tăng giá trị của đồng USD và dư thừa dầu đột ngột gắn liền với sự suy thoái tại các nền kinh tế mới nổi. Khi đồng USD suy yếu và thanh khoản toàn cầu đã phong phú nhờ vào việc mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) (nới lỏng định lượng), các công ty bên ngoài Hoa Kỳ tích cực vay bằng USD vì rẻ hơn so với vay bằng nội tệ.
Thậm chí, bằng cách đi vay USD với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất bằng đồng nội tệ, nhiều doanh nghiệp đã thu được khoản lợi nhuận lớn trong ngắn hạn. Luồng vốn này đã đẩy giá tài sản tại nhiều nước, bao gồm cả tiền tệ, làm cho nợ USD thậm chí "phải chăng hơn". Nợ ở Trung Quốc đang tăng lên rất nhanh. Nợ tư nhân ở mức 200% GDP, chỉ thấp hơn so với Nhật Bản thời điểm khởi đầu của thập kỷ mất mát vào năm 1991, và cao hơn mức ở Mỹ ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008. Các giá trị của các khoản nợ xấu ở Trung Quốc đã tăng từ 1,2% GDP trong tháng 12 năm 2014 lên 1,9% một năm sau đó. Một số công ty lớn đang kiếm quá ít để trả nợ, thay vào đó, họ đang làm nên sự khác biệt bằng cách vay nhiều hơn.
Khi các công ty đua nhau để trả bớt nợ USD, giá tài sản tại các thị trường mới nổi giảm. Các công ty cắt giảm đầu tư, sa thải lao động và GDP sẽ rơi. Một khi USD tăng mạnh, viễn cảnh về một làn sóng vỡ nợ là hoàn toàn có thể xảy ra dù không sâu rộng như cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, vấn đề nợ USD đang bị thổi phồng. Có những nước như Chile, Thổ Nhĩ Kỳ đang có các khoản nợ USD lớn. Nhưng USD trong bình quân nợ của các công ty trong thị trường mới nổi chỉ là 10%. Các công ty Trung Quốc chiếm hơn một phần tư trong số 3,3 ngàn tỷ USD cho các thị trường mới nổi vay. Từ tháng 8/2015, khi đồng nhân dân tệ giảm giá, họ đã chuyển các khoản vay USD sang nhân dân tệ.
Sự tăng giá của đồng USD đã bị đình trệ vì những lo ngại FED có thể tăng lãi suất một lần nữa. Tuy nhiên, chu kỳ cho vay USD vẫn có những tác động mà có thể không được đánh giá đầy đủ.
Một nghiên cứu gần đây của Công ty Tài chính Valentino Bruno và Hyun Song Shin của BIS thấy, những công ty tại thị trường mới nổi có nhiều khả năng phát hành trái phiếu USD. Điều đó đi ngược nguyên tắc tài chính doanh nghiệp: chỉ vay để đầu tư một khi đã cạn kiệt các nguồn tài chính nội bộ. Kết quả là vay USD vẫn lan tràn với các điều kiện tín dụng dễ dàng.
Và khi các nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro, cũng có thể sẽ dẫn đến một đợt siết chặt tín dụng đột ngột và những quốc gia đang chứng kiến tăng trưởng lao dốc, nỗi đau từ các khoản nợ USD tăng lên sẽ rất lớn.
Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn
Kể từ khi Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1976, hai nước đã tăng cường hợp tác nhiều mặt. Philippines cũng đang phát triển rất nhanh. Đất nước này đang lên kế hoạch thúc đẩy các công ty công nghệ khởi nghiệp (startup).
Các nhà nghiên cứu đánh giá việc Anh rời EU sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế nước này 100 tỉ bảng (khoảng 145 tỉ USD) và 950.000 đầu việc vào năm 2020.
Kể từ cuối những năm 2000, một kỷ nguyên mới cho hợp tác khu vực đã mở ra ở châu Á. Việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng, sự ra đời của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tầm cỡ và sự hiện diện nổi bật của Ấn Độ ở Đông Nam Á đã thúc đẩy sự làn sóng này cũng như có ý nghĩa thay đổi tương lai của khu vực.
Cơn sốt săn lùng doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc đang bùng lên với tốc độ chưa từng thấy.
Cơn sốt săn lùng doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc đang bùng lên với tốc độ chưa từng thấy.
Một số nhãn hàng sang trọng toàn cầu đoán chắc xu hướng mua sắm của người Nga vẫn sẽ tiếp diễn mạnh, đồng thời mở thêm các cửa hàng mới trên khắp thủ đô Moscow
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ cảnh báo sẽ cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu bất kỳ ai có giao dịch kinh doanh với Triều Tiên...
Người Hà Lan luôn tự hào rằng: "Chúa đã tạo ra thế giới, nhưng chính người Hà Lan đã tạo ra đất nước Hà Lan".
“Chúng tôi tin tưởng miễn là tiếp tục cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng”...
Thế hệ những người giàu có nhất nước Nga đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề trong bối cảnh thị trường rối loạn, đẩy nhanh quá trình chấm dứt kỷ nguyên thống trị thế giới của họ
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự