tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 20-12-2015

  • Cập nhật : 20/12/2015

Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu

Quốc hội Mỹ hôm 18-12 bỏ phiếu bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu áp đặt cách đây 40 năm. Động thái trên mở đường cho sự thay đổi chính sách năng lượng do Đảng Cộng hòa đề xuất, trong đó cung cấp các gói ưu đãi thuế dành cho nhà sản xuất năng lượng gió và mặt trời.

Biện pháp này nằm trong dự luật ngân sách 1,15 ngàn tỉ USD được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành sau đó nhằm tránh tình trạng chính phủ đóng cửa vào tuần tới.

Lệnh cấm xuất khẩu dầu được áp đặt do lo ngại về sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu của Washington. Bước đi này diễn ra sau khi các thành viên Ả Rập của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ban hành lệnh cấm vận dầu nhằm vào Mỹ để trả đũa nước này hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Ả Rập - Israel năm 1973, khiến giá xăng trong nước Mỹ tăng vọt.

mot gian khoan dau o bang bac dakota anh: the wall street journal

Một giàn khoan dầu ở bang Bắc Dakota Ảnh: THE WALL STREET JOURNAL

Những người ủng hộ cho rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ giúp các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á có nguồn cung thay thế ngoài OPEC và Nga, đồng thời tăng sự linh hoạt cho các nhà sản xuất dầu thô tại Mỹ. Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Dầu mỏ ConocoPhillips, quyết định trên rất cần thiết trong bối cảnh bùng nổ sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ từ năm 2008, đặc biệt là ở 2 bang Bắc Dakota và Texas, góp phần đẩy giá dầu trong nước từ hơn 100 USD/thùng xuống dưới 40 USD/thùng.

Tuy nhiên, phe phản đối lập luận môi trường sẽ bị đe dọa và nguy cơ tai nạn tàu chở dầu tăng lên. Hơn nữa, do nguồn cung trên thế giới đang dồi dào nên việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ không làm tăng đáng kể lượng dầu xuất khẩu của Mỹ trong nhiều tháng, thậm chí vài năm tới.


Cựu chiến binh IS tiết lộ kế hoạch “tổng tấn công châu Âu”

Một chiến binh thánh chiến người Đức sau khi chứng kiến cảnh chặt đầu, hành hình ở Syria đã trốn về nước và tuyên bố IS đang lên kế hoạch tấn công khủng bố trên toàn châu Âu.

Chiến binh 27 tuổi, được biết đến với tên Harry S, cho biết hắn ta và các chiến binh các nước đã được hỏi liệu có sẵn sàng “mang cuộc thánh chiến về quê hương mình”.

harry s cung noi rang han ta da chung kien canh mohamed mahmoud hanh quyet con tin o palmyra. anh cat tu video tren youtube/ independent

Harry S cũng nói rằng hắn ta đã chứng kiến cảnh Mohamed Mahmoud hành quyết con tin ở Palmyra. Ảnh cắt từ video trên Youtube/ Independent

“Họ muốn làm điều gì đó diễn ra ở nhiều nơi trong cùng một thời điểm”, người này nói.

Harry S tiết lộ thông tin từ nhà tù – nơi hắn đang được cảnh sát, bộ phận tình báo Đức thẩm vấn sau khi bị bắt tại sân bay Bremen vào tháng 7 năm nay.

Cựu chiến binh IS tuyên bố mình trốn khỏi IS vì không thể chịu đựng sự tàn bạo của tổ chức này sau 3 tháng gia nhập nhóm ở Syria. Sau khi bị bắt, Harry S nói rằng hắn sẽ khai tất cả những gì mình biết với chính quyền Đức.

Được biết, Harry S từng xuất hiện trong một đoạn video tuyên truyền được thực hiện ngay sau khi IS chiếm giữ TP Palmyra hồi tháng 5-2015.Trong video này, cựu chiến binh IS cầm cờ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, dõng dạc nói bằng tiếng Đức kêu gọi sự ủng hộ trên khắp thể giới để “tiêu diệt những kẻ ngoại đạo” trước khi bắn chết hai tù nhân.

“Tất cả những gì bạn cần có là một thanh đao, đi xuống các đường phố và tàn sát những người không tin vào tôn giáo mà bạn gặp phải”, Harry kể.

Kể từ khi gia nhập đội quân IS ở Syria, Harry S cho biết đã được huấn luyện cách hành quyết nhiều tù nhân và tham dự các buổi đào tạo tư tưởng hàng tuần tại Raqqa. Harry S cũng nói rằng hắn ta đã chứng kiến cảnh 2 tên sát thủ máu lạnh là Mohamed Mahmoud và cựu rapper Berlin Denis Cuspert (sau đổi tên thành Abu Talha al-Almani), hành quyết các con tin.

Tên này cho biết sở dĩ hắn đào ngũ là vì được chọn vào một đơn vị đặc biệt nhằm thực hiện các cuộc chiến đấu ở các thành phố trước khi đánh bom tự sát. Tuy nhiên, Harry S đã chạy trốn trước khi bị gửi vào đơn vị nói trên. Hiện tên này đang đối mặt với một án tù dài hạn nếu bị kết tội. Cơ quan tình báo Đức tin rằng có hơn 700 người nước này tham gia vào đội ngũ IS ở Iraq và Syria.

Trong khi đó, hôm 17-12, IS chính thức tuyên chiến với Ả Rập Saudi bằng một đoạn video sau khi quốc gia Trung Đông này công khai kế hoạch thành lập liên minh chống IS gồm 34 nước.

Trong đoạn video mới tung ra, các chiến binh IS hành quyết man rợ một người đàn ông được cho là ủng hộ Ả Rập Saudi. Cùng lúc, IS cảnh cáo Ả Rập Saudi không được hợp tác với liên minh của Mỹ và phương Tây trong cuộc chiến chống IS.

Được biết, liên minh chống IS do Ả Rập Saudi điều hành được Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ, dự kiến sẽ đào tạo và trang bị vũ khí cho các lực lượng chống IS đồng thời hợp tác chia sẻ trong lĩnh vực thông tin tình báo.


Họp báo cuối năm, ông Obama thừa nhận khó diệt IS

Hôm 18-12, phát biểu tại cuộc họp báo cuối năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đảm bảo nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ bị đánh bại nhưng xung quanh nó còn rất nhiều thách thức và chướng ngại cần phải vượt qua.

Trước kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh năm nay, ông Obama thông báo Mỹ không phát hiện bất kỳ mối đe dọa khủng bố nào nhưng thừa nhận khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm ra âm mưu tấn công kiểu “sói đơn độc” tương tự vụ thảm sát ở Trung tâm Vùng Inland (IRC), TP San Bernardino, bang California.

“Đây là một thách thức khác. Về cơ bản, IS cố gắng khuyến khích hoặc tác động lên một cá nhân nào đó có thể là con mồi nhằm tuyên truyền, do vậy rất khó để phát hiện” – ông nói.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết Washington cần cân bằng giữa lợi ích an ninh và sự riêng tư bởi các nhà thực thi pháp luật và cơ quan tình báo chỉ theo dõi được những bài viết, thông điệp đăng tải công khai trên mạng xã hội mà không có quyền xâm nhập thông tin cá nhân.

phut tram tu cua ong obama trong cuoc hop bao cuoi nam o nha trang hom 18-12. anh: blommberg

Phút trầm tư của ông Obama trong cuộc họp báo cuối năm ở Nhà Trắng hôm 18-12. Ảnh: Blommberg

Trong cuộc họp báo khác gần đây, Tổng thống Barack Obama khẳng định nếu triển khai bộ binh đến Iraq và Syria để tiêu diệt IS thì Mỹ có thể gánh chịu tổn thất về người và tiền của tương đương với chiến tranh Iraq.

Theo ước tính của ông, khi đó, Mỹ sẽ tiêu tốn trung bình 10 tỉ USD mỗi tháng và có khoảng 100 binh sĩ thiệt mạng, 500 người bị thương mỗi tháng.

Ông cho rằng thiệt hại này lớn hơn mối đe dọa từ IS đối với nước Mỹ. Do đó, ông sẽ chỉ tính đến phương án triển khai bộ binh nếu nước Mỹ hứng chịu một cuộc khủng bố mang tầm thảm họa, có thể làm gián đoạn các hoạt động thông thường của cuộc sống hằng ngày.

Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng đánh giá IS sẽ tiếp tục là mối nguy hiểm. Tuy nhiên, ông trấn an người Mỹ rằng liên quân do Washington dẫn đầu sẽ đánh bại IS bằng việc gây sức ép một cách có hệ thống lên các tổ chức khủng bố như cắt đứt đường tiếp tế và tài chính, tiêu diệt thủ lĩnh và lực lượng của chúng cũng như phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự.

“Chúng sẽ phải chạy trốn. Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu liên minh chống IS, còn chúng đang mất dần lãnh thổ ở Iraq và Syria. Gây sức ép lên đại bản doanh của IS sẽ khiến chúng khó khăn hơn trong việc tuyên truyền và khủng bố ra nước ngoài” – ông Obama nhấn mạnh. “Nhưng trong bất kỳ cuộc chiến nào, dù bạn có đạt được những tiến bộ thì vẫn còn những mối nguy hiểm liên quan”.

Mặc dù tự tin Iằ sớm muộn cũng bị tiêu diệt, ông Obama vẫn thận trọng kêu gọi công dân Mỹ đề cao cảnh giác, trước hết hãy tự bảo vệ bản thân mình: “Mối đe dọa đang hiện diện ở đất nước chúng ta. Hãy thông báo nếu thấy điều gì đó đáng ngờ, từ chối tham gia khủng bố và đoàn kết thành một đại gia đình”.

Chỉ còn khoảng 1 năm trong Phòng Bầu dục, ông Obama vẫn lạc quan rằng mình có thể làm cho năm 2016 trở thành một năm phát triển của nước Mỹ. “Đối với tất cả những tiến bộ nước Mỹ đạt được suốt 7 năm qua, chúng tôi vẫn có một số công việc chưa hoàn thành. Kể từ khi nhậm chức, chưa bao giờ tôi cảm thấy lạc quan như lúc này. Năm 2016, tôi sẽ làm mọi thứ có thể, từng phút từng ngày” – ông Obama đưa ra tuyên bố cuối cùng trong cuộc họp báo cuối năm.

Sắp tới, nhân kỳ nghỉ tới Hawaii, ông Obama và gia đình sẽ ghé thăm TP San Bernardino để gặp gia đình các nạn nhân trong vụ thảm sát ở IRC hôm 2-12.


Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục rút quân khỏi Iraq

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19-12 tuyên bố rằng nước này sẽ tiếp tục rút quân ra khỏi tỉnh Nineveh của Iraq nhưng không nói rõ số lượng và vị trí di chuyển binh sĩ.

Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận nước này và Iraq có “một sự hiểu nhầm” khi triển khai binh sĩ và xe tăng đến trại quân sự Bashiqua ở Bắc Iraq.

Sau hành động triển khai quân này này của phía Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq phản ứng dữ dội, chỉ trích và yêu cầu phải rút ngay về nước. Iraq cho rằng đây là hành động bất hợp pháp, không tôn trọng toàn vẹ lãnh thổ Iraq còn Thổ Nhĩ Kỳ lại khẳng định việc triển khai binh sĩ chỉ nhằm bảo vệ người của mình đang hợp tác với binh sĩ Iraq chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

tho nhi ky noi se tiep tuc rut quan khoi iraq. anh:reuters

Thổ Nhĩ Kỳ nói sẽ tiếp tục rút quân khỏi Iraq. Ảnh:Reuters

Thông cáo trên của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ được ban hành ngay một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama điện đàm cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan kêu gọi rút quân để giảm căng thẳng hai bên.

Một lượng binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã được đưa đến cơ sở khác từ đầu tuần nhưng Baghdad nói Thổ Nhĩ Kỳ nên rút hết binh sĩ đã triển khai.

Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng cho binh sĩ nước mình ở vị trí nhiều rủi ro an ninh, gần thành phố Mosul nơi IS hoành hành. Vừa qua, IS tấn công lực lượng người Kurd tại khu vực này và binh sĩ Thổ Nhĩ kỳ có tham gia bắn trả hỗ trợ dẫn đến 4 người bị thương.

Trong khi đó, Iraq bức xúc trước hành động Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích lên tận Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi nghị quyết yêu cầu nước này lập tức rút quân.


Indonesia: Chìm tàu, gần 100 người mất tích

Nhà chức trách Indonesia cho biết ngày 20-12 rằng khoảng 23 người đã được cứu thoát sau vụ sóng đánh chìm tàu chở hơn 120 người ngoài khơi nước này. Thời tiết xấu, sóng cao đang ngăn trở nỗ lực tìm kiếm cứu hộ từ cơ quan chức năng.

Thông tin mới nhất từ cơ quan chức năng, 23 người được cứu thoát, 2 người chết trong vụ chìm tàu trên. Hiện công tác cứu hộ vẫn đang tiếp tục.

indonesia thuong xay ra cac vu chim tau trong nhung nam gan day. anh: ap

Indonesia thường xảy ra các vụ chìm tàu trong những năm gần đây. Ảnh: AP

Sáng sớm 20-12, các ngư dân đã cứu được 4 người gồm 1 phụ nữ và 1 trẻ em mặc áo phao. Các nạn nhân này nói với nhà chức trách rằng tàu của họ đã bị chìm nhiều giờ sau những đợt sóng cao.

Roki Asiki, người đứng đầu lực lượng cứu hộ, cứu nạn tại Makassar cho biết tàu gặp nạn trên đường đi từ Kolaka đến Siwa. Trên tàu chở 110 khách và 12 thủy thủ đoàn. Trong số các hành khách có 14 trẻ em. Tàu bị tấn công bởi những đợt sóng cao 3m trong một cơn bão khi cách cảng Siwa thuộc quận Wajo khoảng 21km.

6 tàu cứu hộ và thuyền từ Kendari và Makassar được tung ra ứng cứu sau khi nhận tín hiệu cấp cứu khẩn từ thủy thủ đoàn của tàu trên cho biết nước đã xâm nhập vào bên trong. Hiện gia đình các nạn nhân đang tập trung mong chờ thông tin người thân của mình.

Indonesia thường xảy ra tai nạn tàu, thuyền khiến hàng trăm người thiệt mạng trong những năm gần đây.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục