tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 24-04-2016

  • Cập nhật : 24/04/2016

Liệu Nga có về phe Trung Quốc ở biển Đông?

Trả lời các nhà báo Trung Quốc, Nhật, Mông Cổ về quan điểm của Nga với vấn đề tranh chấp biển Đông mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định quan điểm truyền thống của Nga là ủng hộ giải quyết tranh chấp biển Đông bằng con đường ngoại giao.

Giải pháp ngoại giao phải phù hợp Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002. Nga hy vọng các bên nhanh chóng thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Tuy nhiên, ông Lavrov lại không đồng ý quốc tế hóa tranh chấp biển Đông. Giống Trung Quốc, ông Lavrov cho rằng vấn đề tranh chấp biển Đông nên được giải quyết trực tiếp giữa các nước tranh chấp, không nên có sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào hay bất kỳ nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp.

Ông Lavrov còn chỉ trích các nỗ lực quốc tế hóa vấn đề biển Đông tại các diễn đàn quốc tế như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu.

Ông Lavrov còn kêu gọi các nước đứng ngoài tranh chấp không đứng về bên nào hay lợi dụng tranh chấp để đơn phương tạo ảnh hưởng cho mình ở khu vực, tìm cách cô lập một nước tranh chấp nào đó.

tong thong nga vladimir putin (trai) va chu tich trung quoc tap can binh. (anh: diplomat)

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: DIPLOMAT)

Những lời của ông Lavrov dẫn đến băn khoăn, vậy liệu Nga có về phe Trung Quốc ở biển Đông? Câu trả lời là không, trang tin Diplomat (Nhật) đưa ý kiến của chuyên gia Anton Tsvetov thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga.

Cả Nga và Trung Quốc đều phản đối quốc tế hóa tranh chấp biển Đông nhưng lý do hoàn toàn khác, theo ông. Trung Quốc muốn trở thành kẻ mạnh nhất trong các nước cùng tranh chấp, lấy tư thế này để thương lượng một-một với từng nước tranh chấp. Trung Quốc không muốn quốc tế hóa biển Đông để phải chịu sự phân xử của luật pháp quốc tế, chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các nước không trực tiếp tranh chấp.

Nga thì khác, không đồng tình quốc tế hóa vấn đề biển Đông vì cách ứng xử này nằm sẵn trong chính sách ngoại giao hiện đại của Nga. Nga vẫn thường xuyên chỉ trích các nước, đặc biệt là Mỹ, Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU) can thiệp vào nội bộ các nước ở Đông Âu, ở khu vực Balkan và các nơi khác.

Ngoài ra, biển Đông không phải là ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga khi Nga đang phải chịu gánh nặng kinh tế trong nước, dính líu quân sự ở Syria, xung đột quyền lợi với phương Tây. Nga đang chú ý làm mới quan hệ với châu Á mà Trung Quốc là điểm nhấn, tuy nhiên đến lúc này Nga vẫn chưa tỏ ra quá hào hứng can dự vào tranh chấp biển Đông.

Thêm nữa, quyền lợi của Nga ở khu vực tùy thuộc vào sự gìn giữ và cân bằng quan hệ với cả hai đối tác chiến lược Trung Quốc và Việt Nam.

Và cuối cùng, tranh chấp biển Đông rất phức tạp và chứa rất nhiều vấn đề, quốc tế hóa không phải là vấn đề duy nhất và quan trọng nhất. Nga chưa công khai quan điểm về tất cả vấn đề liên quan tranh chấp biển Đông như chủ quyền, kiểm soát thực tế, quân sự hóa, cải tạo hiện trạng, tự do hàng hải, quản lý tài nguyên. Tránh né dính líu vào các vấn đề này giúp Nga có thể đứng ngoài tranh chấp biển Đông vốn đang có nguy cơ leo thang trong tương lai.


Không quân Israel báo động vì phi cơ chở khách vô danh

Israel hôm nay phải điều động các chiến đấu cơ để chặn một phi cơ chở khách không rõ danh tính bay vào không phận nước này.
chien dau co f-15 cua khong quan israel. anh: times of israel.

Chiến đấu cơ F-15 của không quân Israel. Ảnh: Times of Israel.

"Sáng sớm nay, hai phi cơ không quân Israel hộ tống một máy bay nước ngoài hạ cánh xuống sân bay Ben Gurion, Tel Aviv. Máy bay này không thông báo danh tính khi đi vào không phận Israel", AFP dẫn lời nữ phát ngôn quân đội Israel nói.

Nữ phát ngôn viên cho biết máy bay chở khách hạ cánh an toàn xuống sân bay Ben Gurion như kế hoạch và không cung cấp thêm chi tiết.

Truyền thông Israel đưa tin máy bay chở khách là của hãng hàng không Ai Cập Air Sinai khởi hành từ Cairo đến Tel Aviv. Theo đài phát thanh Israel, phi cơ Air Sinai được điều khiển bởi các phi công chưa quen với đường bay và quy trình nhận dạng qua vô tuyến khi tiến vào Israel.

"Công ty Ai Cập được yêu cầu phải giải thích rõ quy trình cho phi công", đài phát thanh cho biết.


Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển?

Reuters dẫn nguồn từ báo Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 22-4 đưa tin Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển nhằm phục vụ cho các dự án của Trung Quốc ở biển Đông.

Ông Lý Trịnh Quốc, Chánh văn phòng Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (thiết kế và xây dựng dàn nổi trên biển), cho biết phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển là xu hướng hiện nay và số nhà máy cần xây dựng phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. Ông nói nhu cầu đang khá cao chứ không nêu rõ là bao nhiêu.

Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời chuyên gia Lý Kiệt cho biết các nhà máy điện nổi có thể cung cấp điện cho hải đăng, cơ sở quân sự, sân bay và cảng ở biển Đông.

Reuters đưa tin tại cuộc họp báo ngắn cùng ngày 22-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố “tôi chưa từng nghe chuyện đó” và cho rằng chuyện Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển là thông tin của báo chí.

 

Hồi tháng 1, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Tổng Công ty Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CGN) đã ký thỏa thuận khung về năng lượng hạt nhân và dầu khí ngoài khơi. CGN đã phát triển một mẫu lò năng lượng hạt nhân nhỏ dùng trên biển gọi là ACPR50S nhằm cung cấp năng lượng để thăm dò và sản xuất dầu khí ngoài khơi. Dự kiến dự án sẽ khởi động vào năm 2017

• Báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 22-4 đưa tin trong khuôn khổ chuyến thăm Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói với báo chí Trung Quốc và Brunei đã đạt được thỏa thuận rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông phải được giải quyết qua thương lượng trực tiếp giữa các nước có liên quan hơn là tìm kiếm các giải pháp từ bên ngoài. Ông nói Trung Quốc ủng hộ gợi ý của Brunei rằng “hòa bình và ổn định trong khu vực phải được Trung Quốc và ASEAN cùng duy trì”.

Báo ghi nhận tuyên bố của ông Vương Nghị được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang cầu viện Nga ủng hộ trong cuộc chiến pháp lý ở biển Đông và Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye sắp công bố phán quyết trọng tài bất lợi cho Bắc Kinh.

Báo ghi nhận Bắc Kinh đang muốn thắt chặt quan hệ kinh tế với Brunei. Ngày 21-4 (giờ địa phương) tại thủ đô Seri Begawan, ông Vương Nghị đã hội đàm với người đồng cấp Brunei Lim Jock Seng (ảnh).

Đầu tư của Trung Quốc vào Brunei đã tăng 50% trong năm 2015 so với năm trước. Cùng kỳ, giá trị  các dự án Trung Quốc ký kết đã tăng gấp 50 lần. Bộ trưởng Vương Nghị cam kết Trung Quốc sẽ đầu tư hơn nữa vào các dự án năng lượng của Brunei. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ đưa Brunei tham gia dự án “một vành đai, một con đường” do Trung Quốc đề xướng.


Áp lực “Hồ sơ Panama” ở Trung Quốc

Hồng Kông là “thiên đường” của những quan tham đại lục muốn rửa tiền thông qua công ty bình phong

Trung Quốc đang tiến hành đợt tiếp theo của chiến dịch “Lưới trời”, tập trung nhiều hơn vào công ty bình phong (ở nước ngoài), ngân hàng bí mật và quan tham chạy khỏi đất nước.

Phần nổi tảng băng chìm

Theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI), “Lưới trời” bắt đầu từ tháng 3-2015, có sự phối hợp giữa Ngân hàng Trung ương và Bộ Công an. Giai đoạn mới tập trung điều tra hoạt động chuyển tài sản tài chính trái phép ra nước ngoài thông qua công ty bình phong (ở nước ngoài) và ngân hàng ngầm. Song song đó, VKSND Tối cao cũng tiến hành đợt “săn lùng” những kẻ đào tẩu bị cáo buộc phạm những tội có liên quan đến công việc. Bộ Công an còn đứng đầu một nỗ lực khác, gọi là “Chiến dịch Săn cáo”.

Trong danh sách 100 người bị truy nã quốc tế, đã có 26 người bị “Lưới trời” đưa về nước cho đến nay. Tân Hoa Xã ngày 23-4 cho biết bà Chu Thế Cần, một nghi phạm có tên trong danh sách nói trên, đã về nước đầu thú. Bà Chu là cựu quan chức tài chính của Cục Đường sắt Thẩm Dương, trốn sang Úc vào năm 2007. Bắc Kinh vào tháng rồi cho biết sẽ công bố danh sách truy nã mới.

hong kong la “thien duong” cua nhung quan tham dai luc muon rua tien thong qua cong ty binh phong

Hồng Kông là “thiên đường” của những quan tham đại lục muốn rửa tiền thông qua công ty bình phong

Trước đó, Chủ nhiệm CCDI Vương Kỳ Sơn hồi tháng 1-2016 cho biết chiến dịch “Lưới trời” đã bắt lại được 1.023 đối tượng đào tẩu và thu hồi khoảng 461 triệu USD trong năm 2015. Đây là lần đầu tiên số đối tượng bỏ trốn bị bắt về nhiều hơn số đối tượng vừa mới đào tẩu. Tuy nhiên, ông Trang Đức Thủy, chuyên gia về chống hối lộ công tác tại Trường ĐH Bắc Kinh, nhấn mạnh kết quả trên mới phản ánh phần nổi của tảng băng chìm vì vẫn còn rất nhiều quan chức đào tẩu trong vài chục năm qua. Cuối năm 2014, CCDI yêu cầu các tỉnh, thành báo cáo chi tiết mọi trường hợp quan tham bỏ trốn trong vòng 20 năm. Dù vậy, số liệu này đến nay chưa được công bố.

Bước đi quan trọng

Cũng theo ông Trang, việc trấn áp hành vi chuyển tiền phi pháp thông qua công ty bình phong và ngân hàng ngầm đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn quan tham bỏ trốn. “Khi quan tham trốn ra nước ngoài, họ không mang theo tiền mặt. Thay vào đó, họ chuyển tiền ra nước ngoài thông qua công ty bình phong và ngân hàng ngầm. Việc tấn công những kênh rửa tiền này sẽ giúp chặt đứt được nguồn thu nhập và sức sống của họ” - ông Trang nói.

Ông Trang nhận định thêm Hồng Kông là “thiên đường” của những quan tham đại lục muốn rửa tiền thông qua công ty bình phong. Điều này thể hiện rõ qua nội dung 11,5 triệu tài liệu của Công ty Luật Mossack Fonseca (Panama) vừa bị rò rỉ hồi đầu tháng này. Nội dung tài liệu phơi bày những thiên đường thuế được các chính khách và người giàu có sử dụng để trốn hoặc né thuế. Theo ước tính, khoảng 1/3 hoạt động của Công ty Mossack Fonseca đến từ các văn phòng của họ tại Hồng Kông và đại lục.

Rất có thể “Hồ sơ Panama” sẽ tiếp tục được nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra vào tháng 9 tại Trung Quốc. Vai trò chủ nhà khiến Bắc Kinh đối mặt sức ép phải đi đầu cuộc chiến chống thiên đường thuế. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn trấn an dư luận sau khi “Hồ sơ Panama” đề cập người thân của một số quan chức cấp cao Trung Quốc trong quá khứ và hiện tại, đe dọa nỗ lực chống tham nhũng.

Tại Hồng Kông, “Hồ sơ Panama” trở thành tâm điểm không chỉ vì nội dung nhạy cảm. Người dân đặc khu này đang hoài nghi việc sa thải biên tập viên Cường Quách Uyển của tờ Minh Báo hồi đầu tuần có liên quan đến “Hồ sơ Panama”. Ông Cường bị đuổi việc ngay trong ngày tờ báo đăng trên trang nhất bài điều tra về sự dính líu của những doanh nhân, chính khách và người nổi tiếng của Hồng Kông tới vụ việc.


Mỹ thừa nhận 20 dân thường thiệt mạng trong cuộc không kích IS

Các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria và Iraq làm 20 dân thường thiệt mạng từ tháng 9 năm ngoái. 
mot cuoc khong kich is o thi tran kobani, syria. anh: reuters

Một cuộc không kích IS ở thị trấn Kobani, Syria. Ảnh: Reuters

AP dẫn Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ hôm qua thông báo có bằng chứng cho thấy 20 dân thường thiẹt mạng và 11 người bị thương trong 9 cuộc tấn công, từ ngày 10/9/2015 đến ngày 2/2. Tất cả đều được xác định là kết quả không mong muốn của những cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu chính đáng.

6 cuộc tấn công ở Iraq và ba ở Syria. Các máy bay không người lái có vũ trang liên quan đến một số vụ, còn một số vụ khác có sự tham gia của máy bay có người lái. 

Trong số các cuộc không kích được điều tra, vụ có nhiều dân thường thiệt mạng nhất xảy ra ngày 5/10/2015, trong cuộc tấn công cứ điểm nã pháo của IS ở Atshanah, Iraq. 8 dân thường chết trong vụ này. 

Patrick Ryder, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, nói nước này lấy làm tiếc về thương vong cho dân thường và cho rằng chiến dịch "là cuộc không kích chính xác nhất trong lịch sử tác chiến". Ông cho biết quân đội rất quan tâm đến việc tránh gây thương vong dân thường. 

Mỹ đã tiến hành 12.000 cuộc không kích kể từ khi chiến dịch bắt đầu ở Iraq hồi tháng 8/2014 và ở Syria một tháng sau đó. Chiến dịch là thành tố quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm phá vỡ và cuối cùng là tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Kể từ khi chiến dịch bắt đầu, Mỹ đã thừa nhận tổng cộng 41 dân thường thiệt mạng ở Iraq và Syria, tính cả con số được thông báo hôm qua. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục