tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 05-01-2016

  • Cập nhật : 05/01/2016

Nhật quan ngại khi Trung Quốc điều máy bay đến đá Chữ Thập

Nhật bày tỏ quan ngại sâu sắc trong khi Philippines  phản đối Trung Quốc điều máy bay tới sân bay Bắc Kinh mới hoàn thành phi pháp trên đá Chữ Thập của Việt Nam. 
hinh anh trung quoc cai tao phi phap da chu thap, thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: csis

Hình ảnh Trung Quốc cải tạo phi pháp đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

AP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose hôm nay nói chính phủ đang cân nhắc phản đối hành động của Trung Quốc, như cách Việt Nam đã làm. Ông đồng thời cho rằng việc bay thử ra đá Chữ Thập "gây thêm căng thẳng và bất ổn trong khu vực". 

Trong khi đó, theo Kyodo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng bày tỏ quan ngại về hành động của Trung Quốc. "Nhật quan ngại sâu sắc về hành động của Trung Quốc, một sự đơn phương thay đổi nguyên trạng" trong khu vực và ý đồ biến việc cải tạo đất quy mô lớn và nhanh chóng của Trung Quốc thành "sự đã rồi", ông Kishida nói trong cuộc họp báo hôm nay. 

Nhật "không thể chấp nhận hành động làm leo thang căng thẳng và đây là mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế", ông Kishida nói. "Nhật sẽ tiếp tục hợp tác với các nước liên quan để bảo vệ tự do trên các vùng biển". 

Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần trước trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối việc nước này hôm 2/1 điều máy bay trái phép ra đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam khẳng định hành động của Bắc Kinh xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đi ngược nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giảm tin cậy chính trị, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định Biển Đông. 


Arab Saudi cắt đứt quan hệ với Iran vì vụ đốt sứ quán

Ngoại trưởng Adel al-Jubeir cho biết các nhân viên ngoại giao Iran phải rời khỏi Arab Saudi trong vòng 48 giờ sau khi sứ quán của nước này bị đốt ở Tehran. 
nguoi bieu tinh tan cong dai su quan cua arab saudi tai iran. anh: reuters

Người biểu tình tấn công đại sứ quán của Arab Saudi tại Iran. Ảnh: Reuters

"Vương quốc, do những thực tế này, tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Iran và yêu cầu đại diện các phái đoàn ngoại giao của đại sứ quán, của tổng lãnh sự quán và các văn phòng liên quan rời đi trong vòng 48 giờ. Đại sứ đã được triệu lên để nghe thông báo", Reuters dẫn lời ông al-Jubeir, cho biết hôm qua.

Theo ông al-Jubeir, Arab Saudi không cho phép Iran làm suy yếu an ninh của mình, vụ tấn công vào đại sứ quán tại Tehran hôm qua giống với chính sách của Iran là gây bất ổn khu vực bằng cách tạo nên "những phần tử khủng bố" ở Arab Saudi. Những người biểu tình Iran đã lao vào đốt phá đại sứ quán của Arab Saudi để phản đối vụ tử hình giáo sĩ dòng Shiite. Ayatollah Ali Khamenei, lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran, còn dự báo một "cuộc báo thù thần thánh". 

Phát biểu trên truyền hình, Thứ trưởng ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian cho rằng việc Arab Saudi tuyên bố cắt quan hệ với nước này sẽ không giúp che đậy được "sai lầm lớn do tử hình giáo sĩ Sheikh Nimr". 

Giáo sĩ Sheikh al-Nimr cùng 46 tù nhân khác hôm 2/1 bị Arab Saudi xử tử vì cáo buộc tội khủng bố. Những người này bị bắn bằng súng và chặt đầu tại thủ đô Riyadh và 12 tỉnh thành khác. Nhiều người trong số này bị buộc tội dính líu tới al-Qaeda.


Người biểu tình có vũ trang chiếm tòa nhà liên bang ở Mỹ

Những người biểu tình có vũ trang chiếm một tòa nhà trong khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia ở bang Oregon, cáo buộc chính quyền trừng phạt bất công đối với hai nông dân.
cu dan hat harney tuan hanh ung ho gia dinh hammond. anh: oregon live.

Cư dân hạt Harney tuần hành ủng hộ gia đình Hammond. Ảnh: Oregon Live.

Vụ chiếm giữ, bắt đầu từ ngày 2/1, diễn ra sau một cuộc tuần hành ở thành phố Burns, bang Oregon, để ủng hộ Dwight Hammond Jr. và con trai Steven Hammond, Reuters đưa tin. Burns là thành phố nhỏ cách Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Malheur khoảng 80 km về phía bắc.

Cuộc biểu tình do Ammon Bundy dẫn đầu. Ammon Bundy là con trai của Cliven Bundy, chủ một trang trại ở bang Nevada, nơi gia đình ông từng tổ chức biểu tình vũ trang chống lại Cục Quản lý Đất đai vào tháng 4/2014. Cơ quan này tìm cách thu giữ đàn gia súc nhà Bundy do họ không trả phí chăn thả. Các nhân viên liên bang sau đó rút lui vì lý do an toàn và trả lại gia súc cho nhà Bundy.

Nhà chức trách bang Oregon và liên bang chưa thông báo hướng xử lý vụ việc. Hiện chưa rõ số người tham gia, Jason Holm, người phát ngôn Cơ quan Động vật hoang dã và Cá cùng Cục Quản lý Đất đai Mỹ, cho biết trong một thông báo. Không có nhân viên nào trong tòa nhà.

Trong bài đăng trên Facebook, Bundy tuyên bố hành động chiếm giữ nhằm đáp trả sự can thiệp từ chính phủ đối với quyền của các chủ sở hữu tài sản tư nhân. Một số người tham gia chiếm giữ có vũ trang.

CNN dẫn lời các công tố viên nói nhà Hammond đốt khoảng 52,6 hecta để che đậy săn trộm và lĩnh án 5 năm tù. Cha con Hammond thừa nhận đốt rừng nhưng là để hạn chế sự phát triển của thực vật có hại và bảo vệ trang trại khỏi cháy rừng. Trang trại nhà Hammond tiếp giáp với phía nam khu bảo tồn.

Cha con Hammond dự kiến được đưa trở lại nhà tù trong hôm nay sau khi các công tố viên liên bang đề nghị kéo dài thời hạn tù thành công. Họ nêu rõ không cần sự giúp đỡ nào từ nhà Bundy.

"Ammon Bundy cũng như những người trong nhóm/tổ chức của ông ấy không đại diện cho gia đình Hammond", W. Alan Schroeder, luật sư của cha con Hammond viết trong thư gửi cảnh sát trưởng hạt Harney, đông nam Oregon.Vụ việc là một phần trong cuộc xung đột kéo dài hàng chục năm qua giữa các chủ trang trại và chính quyền liên bang liên quan đến cách Washington quản lý hàng trăm nghìn khu chăn thả, săn bắt động vật. Những người chỉ trích tố chính quyền thường vượt quá thẩm quyền và sử dụng quyền lực tùy tiện, thiếu trách nhiệm.

vi tri khu bao ton dong vat hoang da quoc gia malheur. do hoa: washington post.

Vị trí Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Malheur. Đồ họa: Washington Post.


Nga nâng cấp hỏa lực cho hệ thống phòng không S-400

Một mẫu tên lửa mới, với tầm bắn xa hơn, được thiết kế dành riêng cho hệ thống phòng không S-400 của Nga, đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
he thong phong khong s-400 cua nga. anh: sputnik

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik

"Quá trình thử nghiệm tên lửa chuẩn bị hoàn tất. Loại tên lửa này sẽ cho phép phát huy tối đa tiềm năng của S-400", Ria Novosti dẫn lời một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quân sự Nga am hiểu vấn đề cho biết. Ông này thêm rằng với sự bổ sung của mẫu tên lửa mới, S-400 có thể khóa chính xác các mục tiêu từ khoảng cách xa nhất.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, phiên bản tên lửa này đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, dự kiến kết thúc trong tương lai gần.

S-400 Triumf là hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất của Nga, được thêm vào kho vũ khí của quân đội nước này từ năm 2007. S-400 được nâng cấp từ dòng S-300 Growler, sử dụng tên lửa tầm trung và tầm xa, có khả năng ngắm bắn các mục tiêu trên không, như máy bay chiến thuật và chiến lược cùng tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình, ở phạm vi lên tới 400 km. Hệ thống được cấu thành bởi nhiều radar, các bệ phóng tên lửa và trạm chỉ huy tác chiến.

Nga đã triển khai S-400 tới Syria để tham gia bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim tại tỉnh Latakia sau khi Moscow khởi động chiến dịch không kích các mục tiêu khủng bố ở quốc gia Trung Đông này.


Mỹ lo căng thẳng Iran-Ả Rập Saudi ảnh hưởng cuộc chiến chống IS

Hôm 3-1, giới chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại sâu sắc rằng sự leo thang đột ngột trong căng thẳng giữa Iran và Ả Rập Saudi có thể gây ra những hậu quả kéo dài cho cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Iraq.
Theo sau thông báo của Ả Rập Saudi về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi Đại sứ quán Ả Rập Saudi bị tấn công tối 2-1, chính quyền ông Obama kêu gọi cả hai nước kiềm chế, tránh gây leo thang căng thẳng.
"Chúng tôi tin rằng cam kết ngoại giao và đối thoại trực tiếp vẫn cần thiết trong việc giải quyết các bất đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực tiến hành các biện pháp giúp giảm nhiệt căng thẳng" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói hôm 3-1.
Theo Washinton Post, các quan chức Mỹ đã chỉ trích việc Ả Rập Saudi khiêu khích căng thẳng vào cuối tuần qua bằng việc xử tử Sheikh Nimr al-Nimr, một giáo sĩ Shiite Saudi nổi tiếng đã bị bắt cách đây hai năm và bị kết án tử hình vì xúi giục bất đồng chính kiến chống lại hoàng tộc Sunni.

"Đây là một trò chơi nguy hiểm mà họ đang chơi. Có những hậu quả lớn hơn so với hành động phản đối vụ xử tử, bao gồm cả thiệt hại đối với cuộc chiến chống IS cũng như tiến trình hòa bình Syria" - Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên.

 dac nhiem saudi arabia tap tran tai riyadh. anh: cnn

 Đặc nhiệm Saudi Arabia tập trận tại Riyadh. Ảnh: CNN

Iran, cùng Nga, là quốc gia hàng đầu ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một thành viên của nhóm Hồi giáo Shiite. Trong khi đó, Riyadh xem cuộc chiến tranh dân sự này như là một phần của cuộc chiến Iran chống lại "ưu thế tôn giáo"
Hơn nữa, Ả Rập Saudi đã kịch liệt phản đối thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran mà trong đó Mỹ dẫn đầu các nhà đàm phán quốc tế hoàn tất với Tehran hồi quý II năm 2015. 
Khi thỏa thuận được thông qua, Hoa Kỳ và các nước khác sẽ dỡ bỏ gói trừng phạt quốc tế đối với Iran. Từ đó, một lượng tiền lớn sẽ đổ vào kho bạc của chính phủ Iran. Ả Rập Saudi cho rằng lượng tiền này sẽ được chi cho nỗ lực muốn tiếp quản khu vực của Iran.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục