tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 26-03-2016

  • Cập nhật : 26/03/2016

15 thành viên IS chuẩn bị tấn công khủng bố ở Malaysia

Hôm 24/3, AP đưa tin, cảnh sát Malaysia vừa bắt giữ 15 người bị tình nghi là thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lên kế hoạch tấn công khủng bố và đang cố tìm cách tự chế bom.

Tổng Thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar cho biết, trong số những người bị bắt có một người mới 15 tuổi, còn lại nằm trong độ tuổi từ 22 đến 49 bao gồm bốn phụ nữ, một viên cành sát, một kĩ sư về máy bay, một giáo sĩ nhà thờ Hồi giáo và một học sinh.
hon 160 nguoi bi tinh nghi co lien he voi is da bi malaysia bat giu trong 2 nam qua. anh: canh sat tap trung truoc mot cua hang gan noi xay ra vu danh bom khung bo tai indonesia hoi thang 1/2016.

Hơn 160 người bị tình nghi có liên hệ với IS đã bị Malaysia bắt giữ trong 2 năm qua. Ảnh: Cảnh sát tập trung trước một cửa hàng gần nơi xảy ra vụ đánh bom khủng bố tại Indonesia hồi tháng 1/2016.

Ông Khalid cho hay, cảnh sát đã tiến hành chiến dịch bắt giữ trên trong 3 ngày tại Kuala Lumpur và 6 bang khác. Nhóm bị cáo buộc đã nhận lệnh thực hiện tấn công khủng bố tại Malaysia từ một người đàn ông người Malaysia đang là thành viên của tổ chức IS ở Syria.

Vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài ngày sau khi IS nhận trách nhiệm đã tiến hành đánh bom khủng bố ở thủ đô Brussels của Bỉ khiến 31 người thiệt mạng và 270 người khác bị thương.

Ông Khalid cho biết thêm, nhóm người bị bắt trên đã sắp xếp cho hai kẻ tình nghi khủng bố người nước ngoài trốn khỏi Malaysia vào một quốc gia Đông Nam Á, đồng thời tham gia vào việc gây quỹ, chuyển tiền cho một nhóm phiến quân ở miền nam Philippines, cũng như tuyển dụng thành viên mới.

Bốn người phụ nữ đã lập kế hoạch đến Syria để tham gia vào tổ chức IS.

Malaysia đã nâng mức báo động an ninh sau các vụ tấn công khủng bố ở Indonesia hôm 14/1 vừa qua. Ngày 15/1, cảnh sát Malaysia cũng thông báo đã bắt giữ một người đàn ông chỉ vài giờ trước khi hắn định đánh bom tự sát ở Kuala Lumpur.

Trong vòng 2 năm qua, Malaysia đã bắt giữ hơn 160 người bị tình nghi có liên hệ với IS, trong đó có một số người bị cáo buộc có âm mưu tấn công ở Kuala Lumpur.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.


Đài Loan can thiệp vào vụ kiện Biển Đông?

Philippines có nguy cơ thất thế trong vụ kiện Biển Đông nếu Đài Loan thuyết phục được tòa rằng Ba Bình là một hòn đảo có người sống, không phải "hòn đá” như Philippines nói trong đơn kiện Trung Quốc, theo The Straits Times ngày 25.3.
Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, diện tích 46 ha, bị Đài Loan chiếm đóng từ năm 1956. Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã đến hòn đảo này hồi tháng 1 và vừa tổ chức chuyến đi trái phép cho báo chí quốc tế đến Ba Bình hôm 23.3. Sau chuyến đi, ông Mã còn lên tiếng mời chính phủ Philippines gửi người đến đảo để thị sát.
Những chuyến đi này được Đài Bắc lên kế hoạch nhằm chứng minh rằng Ba Bình có dân cư sinh sống, trên đảo có một nguồn nước ngọt, 200 nhân viên bảo vệ bờ biển và các nhà nghiên cứu đang lưu trú. Các nhà báo được cho uống nước từ một cái giếng và được phục vụ bữa trưa với thực phẩm trồng ở đó.
Trong đơn kiện gửi Tòa trọng tài quốc tế, Philippines nói rằng không có đá nào của quần đảo Trường Sa là đảo, theo định nghĩa là "có nguồn nước cung cấp cho một số ít dân cư". Manila nói Ba Bình là “hòn đá”, theo tờ The Straits Times ngày 25.3.
Theo luật pháp quốc tế, một hòn đảo được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trong khi một đá chỉ có 12 hải lý.  The Straits Times cho rằng nếu Ba Bình được công nhận là một hòn đảo, thì vùng 200 hải lý của nó sẽ kéo dài đến tận tỉnh Palawan, phía tây Philippines.
“Điều này sẽ nằm ngoài trách nhiệm xét xử của tòa trọng tài”, theo ông Jay Batongbacal, giám đốc Học viện nghiên cứu hàng hải và luật biển UP.
"Philippines và Đài Loan đầu tiên sẽ phải giải quyết vấn đề chồng lấn trên biển... Điều này sẽ khó khăn bởi vì chế độ ‘một Trung Quốc", ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia an ninh của trường đại học De La Salle nói. Theo ông Heydarian, vấn đề của đảo Ba Bình có thể dẫn đến việc tòa án hoãn đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.
Philippines đang yêu cầu tòa án ở The Hague (Hà Lan) công nhận quyền hàng hải đối với lãnh hải ở quần đảo Trường Sa để cho thấy rằng Trung Quốc đã mở rộng biên giới của mình bất hợp pháp khi chiếm các rạn san hô ở Biển Đông.
lanh dao ma anh cuu trong chuyen di phi phap den ba binh hoi thang 1.2016 - anh: reuters

Lãnh đạo Mã Anh Cửu trong chuyến đi phi pháp đến Ba Bình hồi tháng 1.2016 - Ảnh: Reuters

Động thái này của ông Mã Anh Cửu cho thấy Đài Bắc có tính toán mới với tranh chấp ở Biển Đông.
"Kể từ khi Biển Đông trở thành một vấn đề tranh chấp, Đài Loan luôn đưa mình ra khỏi tất cả các cuộc họp chính thức liên quan đến vùng biển này. Ông Mã muốn nhân cơ hội này để gia tăng quan điểm của Đài Loan", theo tiến sĩ Arthur Ding, Giám đốc Viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học quốc gia Chengchi ở Đài Bắc.
Theo ông Ding, có thể xảy ra những vấn đề mới liên quan đến vụ kiện của Philippines vì “rất nhiều người bây giờ thấy rằng có nguồn nước tự nhiên trên đảo Ba Bình, chứng minh rằng nó là một hòn đảo”.
Ông Ding còn cho rằng Đài Loan được xem là “một tỉnh” của Trung Quốc nên bất kỳ chứng minh nào nói Ba Bình là hòn đảo cũng đều có thể “củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc”, và “Bắc Kinh sẽ im lặng” khi Đài Loan lên tiếng.

Nhật Bản vẫn duy trì án tử hình

Hai án tử hình được thi hành tại Nhật Bản trong ngày 25.3, Bộ trưởng Tư pháp Mitsuhide Iwaki cho biết tại một cuộc họp báo sáng cùng ngày.

Theo RIA ngày 25.3, bản án tử hình gần đây nhất được thi hành tại Nhật Bản vào tháng 12 năm ngoái. Chỉ trong ba năm cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, đã có 16 kẻ tội phạm bị hành quyết. Hiện giờ còn có 126 tử tù đang chờ ngày ra pháp trường. Thông thường, án tử hình không được thi hành ngay mà phải sau một vài năm kể từ khi tuyên án.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi Nhật Bản bãi bỏ án tử hình với lý do nhân đạo. Người bị kết án có thể phải chờ đợi việc thi hành án trong nhiều năm, và chỉ được biết đến điều này trong buổi sáng của ngày thi hành án. Án tử hình ở Nhật Bản được thi hành bằng biện pháp treo cổ.

"Theo các cuộc thăm dò ý kiến, đa số người dân tin rằng án tử hình là không thể tránh khỏi trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, vì vậy tôi nghĩ rằng việc bãi bỏ là không thực tế", Bộ trưởng  Mitsuhide Iwaki nhấn mạnh.

Theo các cuộc thăm dò ý kiến, đa số người dân trong nước (85%) ủng hộ việc bảo lưu hình phạt tử hình.

Hồi cuối năm ngoái, Liên đoàn luật sư Nhật Bản đã kiến nghị bãi bỏ án tử hình nhưng không được chấp nhận. Theo các luật sư, trong quá trình tố tụng và xét xử có thể xảy ra sai sót dẫn đến bản án tử hình oan sai. Trên thực tế, trong gần 50 năm qua ở Nhật Bản đã có 4 trường hợp tử tù được minh oan trước khi bản án được thi hành, và rất có thể còn có những bản án oan sai đã được thi hành và nạn nhân vô tội vĩnh viễn không còn có cơ hội làm lại cuộc đời.

Được biết, đến cuối năm 2015, đã có 140 quốc gia bỏ án tử hình.


Ukraine dọa chế tạo vũ khí hạt nhân

Thủ lĩnh đảng Cấp tiến, nghị sĩ Verkhovnaya Rada Oleh Lyashko tuyên bố rằng Ukraine cần chế tạo vũ khí hạt nhân riêng của nước mình.

ukraine da duoc thua huong mot tiem nang hat nhan lon tu lien xo. anh: tass

Ukraine đã được thừa hưởng một tiềm năng hạt nhân lớn từ Liên Xô. Ảnh: TASS

Chính trị gia tuyên bố như vậy hôm thứ Sáu (25/3) trong cuộc phỏng vấn của tờ Segodnya. "Tôi đã nói nhiều lần với Tổng thống, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Thủ tướng rằng Ukraine phải xúc tiến công việc về khôi phục tiềm năng hạt nhân của đất nước để phục vụ yêu cầu an ninh. Chúng ta có đủ mọi khả năng. Chúng ta có trường phái khoa học, có uranium, có các sáng chế, có "Pivdenmash" (doanh nghiệp về sản xuất kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, nằm ở Dnepropetrovsk). Chúng ta thừa sức chế tạo tên lửa hạt nhân", - nghị sĩ Lyashko khẳng định.


Nga chế tạo máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA

Máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA của Nga sẽ tạo ra các điều kiện tổn tại trong các sao neutron và sao quark cũng như các vật thể kì dị khác.

Đó là thông tin được Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Nga Vladimir Fortov cho biết tại lễ khởi công xây dựng máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA của Nga tại thành phố khoa học Dubna, ngoại ô Moskva ngày 25/3. Ông Fortov cho biết NICA sẽ cho chúng ta thông tin rất giá trị và độc đáo về vật chất trong lĩnh vực năng lượng cao trong trạng thái quark - gluon plasma và điều này giúp tạo điều kiện tồn tại trong các sao neutron, sao quark và các vật thể kì lạ khác, giúp mở rộng hiểu biết của chúng ta về thế giới.

Máy gia tốc hạt NICA có thể làm được những việc mà máy gia tốc hạt lớn của châu Âu không làm được, như chế ra vật chất hạt mật độ siêu cao bằng cách cho va chạm các hạt cơ bản trên máy gia tốc cryogenic-nuclotron. Phân tích các kết quả thử nghiệm trên máy gia tốc hạt NICA, các nhà khoa học có thể nghiên cứu những quá trình diễn ra trên các ngôi sao cũng như tìm hiểu về diễn biến sau vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ. Các nghiên cứu này có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống như ngành năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ hay y tế.

Nga hy vọng dự án này sẽ thu hút hàng nghìn nhà khoa học trẻ của Nga và thế giới tới đây làm việc. Nga sẽ đầu tư từ 300 triệu tới 1 tỉ USD cho dự án này. Việc xây dựng máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA dự kiến sẽ hoàn tất trong quí II năm 2019 và máy sẽ khởi động vào cuối năm 2019. Máy sẽ hoạt động với toàn bộ công suất vào năm 2023.

NICA là một trong 6 dự án siêu khoa học tại Nga nhằm tạo đột phá trong nghiên cứu khoa học cơ bản. Nga dự kiến hợp tác với các tổ chức khoa học của 24 nước trong dự án NICA.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục