tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

TPP: Năng lực cạnh tranh “vượt” Mexico và Peru, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

  • Cập nhật : 29/10/2015

(Thuong mai)

Năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 12 bậc đã giúp Việt Nam thoát khỏi vị trí đội sổ của nhóm. Mức độ phát triển hoạt động kinh doanh và đổi mới ở các doanh nghiệp  tăng mạnh kỳ vọng Việt Nam sẽ tận dụng được các cơ hội từ hội nhập quốc tế mang lại.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cuối cùng đã đạt được thỏa thuận sau thời gian dài đàm phán. Loại bỏ dần các mức thuế cao sẽ là cuộc chơi "được - mất" đối với các ngành công nghiệp trong nước trong việc nâng vị thế cạnh tranh so với các công ty nước ngoài, điều này buộc họ phải làm việc hiệu quả hơn nếu không muốn bị đánh bật ra khỏi cuộc chơi. Vì vậy, TPP được dự báo sẽ chưa có hiệu lực ít nhất là trước 6 tháng cuối năm 2016 và có thể sẽ còn muộn hơn sẽ là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt tranh thủ đầu tư nhân lực, nhà xưởng, công nghệ… để chuẩn bị cho thế cuộc mới.

 

Trong 2 năm 2014 - 2015, các doanh nghiệp Việt đã có sự chuyển biến tích cực trong đổi mới, sáng tạo và mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như cải thiện trình độ sản xuất, trình độ công nghệ của mình.

Đồng thời với nỗ lực của khối doanh nghiệp, khu vực nhà nước đã có những cải cách theo hướng tích cực hơn. Kết quả quá trình này phản ánh vào bảng chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 2015 - 2016).

Việt Nam đã tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Việt Nam là quốc gia tăng bậc mạnh nhất trong khu vực Asean và trong nhóm đàm phán TPP, hiện xếp thứ 56/140 quốc gia được khảo sát. Với vị trí 56, Việt Nam vượt qua Mexico và Peru. Năm trước, Việt Nam là quốc gia có năng lực cạnh tranh thấp nhất trong nhóm 12 nước tham gia đàm phán TPP giai đoạn 2014 - 2015.

Để có kết quả trên, nhóm các doanh nghiệp đã đóng góp đáng kể. Điều này phản ánh một thực tế rằng "đồng tiền gắn liền khúc ruột", các doanh nghiệp sẽ chủ động đổi mới để thích nghi với điều kiện mới. Trình độ công nghệ của Việt Nam tăng 7 bậc từ mức bậc 99 năm trước lên bậc 92 cho giai đoạn 2015 - 2016. Các quốc gia thành viên đều có cải thiện về trình độ công nghệ.

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định đã giúp các doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro ở bên trong. Năm 2015, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tăng 6 bậc, nhưng vẫn xếp thứ 3/12 nước có độ bất ổn vĩ mô cao.

Cơ sở hạ tầng đã cải thiện, tăng 5 bậc, xếp thứ 11/12 nước có cơ sở hạ tầng tốt nhất trong nhóm, trên Peru. Cơ sở hạ tầng có thể giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí gia tăng năng lực cạnh tranh và là điểm hấp dẫn để Việt Nam thu hút nhà đầu tư.

Điểm đáng ghi nhận nhất trong giai đoạn khảo sát 2015 - 2016 là mức độ phát triển hoạt động doanh nghiệp của Việt Nam tăng 18 bậc, thoát khỏi vị trí "đội sổ". Trong đó, Việt Nam tăng 14 bậc về sự đổi mới ở doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù cho trình độ sản xuất của các doanh nghiệp đã cải thiện, thì Việt Nam vẫn là nước có trình độ sản xuất thấp nhất, và bị 10 nước thành viên còn lại "bỏ xa" là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia, Canada, New Zealnd, Australia, Mexia, Chile.

TPP không phải là "liều thuốc vạn năng" nhất là khi Việt Nam không thể cải thiện nội lực, tăng năng lực cạnh tranh của mình. Và dĩ nhiên, việc Việt Nam tăng 12 bậc năng lực cạnh tranh, vượt qua được Mexico và Peru trong nhóm các quốc gia đàm phán TPP phản ánh kết quả "Việt Nam chấp nhận cuộc chơi toàn cầu". "Chấp nhận cuộc chơi toàn cầu" giúp cho các doanh nghiệp Việt tiếp tục phát triển hoặc "tái sinh" lần nữa.

(Theo Diễn đàn đầu tư)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục