tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tình hình nhập khẩu của Đức từ Việt Nam và hệ quả BREXIT

  • Cập nhật : 02/07/2016
Theo đánh giá của Ngân hàng DZ ở Frankfurt thì trong trường hợp xấu nhất kinh tế Đức sẽ mất đến 45 tỷ euro cho đến cuối năm tới. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Đức. Năm nay dự đoán tăng trưởng 1,8% thì có thể chỉ đạt 1,4% và năm tới dự đoán 1,7% thì chỉ còn 0,5%.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2016, Đức đã nhập khẩu từ Việt Nam 2,4 tỷ USD, tăng 4,12% so với cùng kỳ 2015 - với con số này cho thấy Đức là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Đức nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng công nghiệp, trong đó điện thoại các loại và linh kiện chiếm thị phần lớn, chiếm 30,1% tổng kim ngạch, với 733,1 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ 2015 tốc độ nhập khẩu mặt hàng này của Đức từ Việt Nam suy giảm nhẹ, giảm 0,87%. Mặt hàng nhập chủ yếu lớn thứ hai là giày dép các loại, đạt 297, triệu USD, tăng 11,09%, kế đến là hàng dệt may, đạt 254,2 triệu USD, giảm 8,31%...

Đối với mặt hàng nông sản, trong thời gian này tốc độ nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đều với xu hướng tăng trưởng dương cả lượng và trị giá, cụ thể như: cà phê tăng 37,78% về lượng và tăng 16,58% về trị giá, đạt 137,4 nghìn tấn, trị giá 224,4 triệu USD;  hạt tiêu tăng 45,42% về lượng và tăng 33,77% về trị giá, tương ứng với 4,2 triệu tấn, 39,9 triệu USD; hạt điều đạt 3,8 nghìn tấn, trị giá 30,3 triệu USD, tăng lần lượt 23,36% và tăng 32,67%; cao su tăng 57,41% về lượng và tăng 23,07% về trị giá, đạt 13,1 nghìn tấn, trị giá 16,2 triệu USD… tuy nhiên, trong nhóm hàng nông sản còn có một số mặt hàng suy giảm như: hàng thủy sản, hàng rau quả giảm lần lượt 8,21% và 13,78% tương ứng với 73 triệu USD và 4,9 triệu USD…

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay, các mặt hàng mà Đức nhập khẩu từ Việt Nam đều với tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 65,5% trong đó nhập khẩu hàng sắt thép tăng mạnh vượt trội, tăng 393,62% về lượng và tăng 474,69% về trị giá, tương ứng với 928 tấn, 1,1 triệu USD. Ngược lại, số mặt hàng với tốc độ nhập suy giảm chỉ chiếm 34,4% và nhập khẩu mặt hàng chè giảm mạnh nhất, giảm 60,38% về lượng và giảm 59,62% về trị giá, tương ứng với 317 tấn, trị giá 472,1 nghìn USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ tình hình xuất khẩu sang Đức 5 tháng 2016

Mặt hàng

5 tháng 2016

So sánh cùng kỳ 2015 (%)

Mặt hàng

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

trị giá

Tổng cộng

 

2.430.698.864

 

4,12

điện thoại các loại và linh kiện

 

733.112.928

 

-0,87

giày dép các loại

 

297.137.542

 

11,09

hàng dệt, may

 

254.220.230

 

8,32

cà phê

137.446

224.479.635

37,78

16,58

máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

 

173.419.859

 

-15,92

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

94.187.738

 

3,40

Hàng thủy sản

 

73.058.546

 

-8,21

túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

 

55.582.525

 

-18,85

phương tiện vận tải và phụ tùng

 

52.053.532

 

55,97

gỗ và sản phẩm gỗ

 

48.458.999

 

-13,13

sản phẩm từ chất dẻo

 

44.335.275

 

-10,17

hạt tiêu

4.258

39.985.415

45,42

33,77

sản phẩm từ sắt thép

 

38.146.247

 

1,72

hạt điều

3.876

30.377.767

23,36

32,67

cao su

13.144

16.229.449

57,41

23,07

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

15253186

 

11,00

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

13.834.501

 

3,38

sản phẩm từ cao su

 

10.200.016

 

9,59

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

6.858.433

 

7,20

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

5.396.468

 

11,26

sản phẩm gốm, sứ

 

5.118.827

 

-2,33

hàng rau quả

 

4.916.200

 

-13,78

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

3.104.502

 

5,65

kim loại thường khác và sản phẩm

 

2.494.094

 

37,73

sản phẩm hóa chất

 

1.804.273

 

8,43

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

1.458.799

 

14,54

sắt thép các loại

928

1.188.472

393,62

474,69

giấy và các sản phẩm từ giấy

 

548.850

 

-20,00

chè

317

472.187

-60,38

-59,62

Dẫn nguồn tin từ moit.gov.vn, với kết quả bỏ phiếu trưng cầu dân ý ngày 23/6 về việc rời bỏ EU của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, nền kinh tế lớn thứ hai ở EU, hợp tác kinh tế thương mại giữa Đức và Anh thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn và hệ quả tiêu cực.

Đối với Anh, với việc ra khỏi EU sẽ làm cho nước này khó khăn khi tiếp cận thị trường nội địa chung của EU gồm 27 nước còn lại; các doanh nghiệp Đức hiện đang làm ăn ở Anh cũng sẽ cân nhắc khả năng giảm sản xuất hoặc chuyển ra khỏi thị trường Anh; từ năm ngoái Đức không như không đầu tư sang Anh.

Hiện ở Anh có 400.000 lao động Anh làm việc cho các cơ sở doanh nghiệp Đức, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất ô tô, năng lượng, viễn thông, sản xuất đồ điện tử, cán và chế biến thép, bán lẻ và dịch vụ tài chính.

Về thương mại, năm 2015 ngành chế tạo máy xuất khẩu sang Anh 7,2 tỷ euro (sau Mỹ 16,8, Trung Quốc 16 và Pháp 9,8 tỷ euro). Đối với ngành sản xuất ô tô thì riêng Hãng BMW năm 2015 đã xuất sang Anh 236.000 ô tô; Anh là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ, chiếm 10% tổng sản phẩm của hãng này. Ngoài ô tô xuất khẩu từ Đức, BMW còn sản xuất tại Anh mỗi năm 200.000 xe nhãn MINI và Rolls-Royce Limusine; 24.000 lao động Anh đang làm cho ngành sản xuất ô tô Đức. Riêng Tập đoàn năng lượng RWE của Đức cũng đã có 9000 lao động ở Anh.

Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 90 tỷ euro, Đức xuất khẩu nhiều sang Anh nhất kể từ trước đến nay (chỉ đứng sau Mỹ và Pháp), tăng 13%, góp phần vào ổn định tăng trưởng kinh tế của Đức thời gian qua. Nếu tính cả xuất khẩu dịch vụ thì kim ngạch xuất khẩu của Đức là 120 tỷ euro.

Theo đánh giá của Ngân hàng DZ ở Frankfurt thì trong trường hợp xấu nhất kinh tế Đức sẽ mất đến 45 tỷ euro cho đến cuối năm tới. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Đức. Năm nay dự đoán tăng trưởng 1,8% thì có thể chỉ đạt 1,4% và năm tới dự đoán 1,7% thì chỉ còn 0,5%.

Trường hợp thương mại Đức- Anh bị tác động tiêu cực thì khoảng 750.000 việc làm ở Đức cũng sẽ bị đe dọa, đặc biệt trong những lĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụ sang Anh. Ngoài ra 200.000 người lao động Đức làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư của Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng từ việc Anh ra khỏi EU.

Theo đánh giá chung thì hậu quả kinh tế của Brexit đối với EU và Đức là rất to lớn, khó có thể đánh giá trước, nhưng có thể hình dung ra ngay từ ngày 23/6 vừa qua.

Với những con số đưa ra không mấy khả quan sau sự kiện BREXIT phần nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới.
 

Nguồn: VITIC/Thương vụ Việt Nam tại Đức, Bộ Công Thương/Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục