Giá dầu thế giới tăng trở lại trong sáng nay (7/7/2016 - giờ Việt Nam). Hiện giá dầu WTI giao tháng 8 tăng lên 47,65 USD/bbl; tương tự dầu Brent giao tháng 9 cũng tăng lên 48,98 USD/bbl.
Dự báo sản lượng cá hồi thế giới đến năm 2019 sẽ không vượt quá mức của năm 2015
- Cập nhật : 06/07/2016
Ngân hàng này đã tăng mức giá dự báo giá cá hồi năm 2016 lên khoảng 55 - 58 NOK/kg, và năm 2017 khoảng 52 – 55 NOK/kg.
Sản lượng cá hồi toàn cầu trong năm 2016 sẽ đạt 2,16 triệu tấn, giảm 6,4% so với năm trước. Dự báo sẽ tăng nhẹ vào năm 2017, đạt 2,2 triệu tấn và đạt 2,26 triệu tấn vào năm 2018.
Dự báo đến năm 2019 và năm 2020, sản lượng cá hồi toàn cầu tiếp tục tăng. Trong năm 2019, dự báo tổng sản lượng cá hồi đạt 2,33 triệu tấn, năm 2020 đạt 2,44 triệu tấn. Với dự báo này, năm 2019 sản lượng sẽ vượt quá mức 2,3 triệu tấn đạt được trong năm 2015.
Năm 2017, sản lượng cá hồi Chi Lê có thể giảm do dịch thủy triều đỏ xảy ra vào đầu năm nay và sản lượng cũng giảm do bị kiểm soát bởi các luật mới, dự báo giảm 6,88% so với năm nay, đạt 433.000 tấn và sẽ tăng nhẹ trong năm 2018, đạt 437.000 tấn.
Sản lượng cá hồi Na Uy lớn nhất thế giới, dự báo sẽ giảm 2,83% so với năm trước, đạt 1,19 triệu tấn trong năm 2016 và đạt 1,25 triệu tấn năm 2017, sau đó tăng lên 1,3 triệu tấn năm 2018. Dự báo, nguồn cung cá hồi sẽ giảm trong những năm tiếp theo.
Uớc tính các nhà máy thủy sản Na Uy hoạt động thấp hơn 5-6% tổng công suất, do ô nhiễm biển trong năm 2015. Dự báo mùa thu hoạch năm 2017 sẽ đạt sản lượng cao hơn. Ngành thủy sản Na Uy đang đầu tư lớn cho các cơ sở nuôi cá hồi, tăng cường đầu tư vào các dự án công nghệ mới, bằng cách cấp phép các dự án nguyên cứu và phát triển (R&D). Tuy nhiên, nguyên liệu sẽ không tăng, dự án bắt đầu sớm nhất vào năm 2019. Dự án cấp phép R&D đầu tiên sẽ làm tăng sản lượng thêm 25.000 tấn trong năm 2019-2020.
Giá cá hồi Na Uy trong 6 tháng đầu năm nay đã cao hơn dự kiến, đạt mức trung bình 60 NOK/kg.
Cuối cùng, ngân hàng này đã đưa ra mục tiêu tăng giá thủy sản đối với các công ty, trong đó dẫn đầu là công ty Marine Harvest và SalMar (Na Uy).
Ngoài ra, ngân hàng Nordea dự đoán nhu cầu cá hồi tăng do ý thức của người tiêu dùng về việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thực phẩm. Người tiêu dùng Châu Âu lo ngại về việc sử dụng quá nhiều kháng sinh trong sản xuất thực phẩm. Khi giá cá hồi tăng, họ có thể chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm khác giàu protein. Nhưng với sự thay thế các sản phẩm này, lượng kháng sinh sẽ gấp 100-200 lần so với cá hồi. Vì vậy, hy vọng người tiêu dùng lo lắng về sức khỏe, họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua cá hồi Na Uy.
Theo một báo cáo của Cơ quan y tế châu Âu từ năm 2013, việc sử dụng kháng sinh ở EU là trung bình trên 100mg/tấn thịt, mức này cao hơn 200 lần so với mức sử dụng trong cá hồi Na Uy. Kháng sinh sử dụng trong cá hồi Chi Lê cao hơn mức cho phép của EU.
Ông Knut Nesse - Giám đốc điều hành của Công ty Nutreco (Công ty hàng đầu thế giới về thức ăn thủy sản) đã cảnh báo tại Hội nghị thủy sản thế giới - Aquavision 2016 rằng, kháng sinh đang có xu hướng sử dụng nhiều trên toàn cầu, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi sẽ tăng lên trong những năm tới.
Trong năm 2015, điều này cũng đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trên thị trường Mỹ, nơi mà Công ty bán buôn của Mỹ Costco Wholesale thường trao đổi cá hồi Chi Lê thành cá hồi Na Uy do nhiễm kháng sinh.
Hiện nay, công ty Zoetis đã tung ra một loại vắc xin mới phòng ngừa dịch bệnh nhiễm khuẩn trên cá hồi, hy vọng sẽ làm cho ngành thủy sản Chi Lê ít phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. Theo báo cáo của tổ chức bảo tồn biển Oceana, ngành công nghiệp cá hồi Chi Lê đã sử dụng kháng sinh gấp 400 lần so với Na Uy trong năm 2013.
Nguồn: VITIC/ Undercurrentnews.com/Vinanet