Theo số liệu thống kê, nếu như tháng 6/2018 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam sụt giảm, thì sang tháng 7/2018 đã tăng trở lại, tăng 13,9% đạt 76,3 triệu USD.
Xuất khẩu sang Ấn Độ, hàng mây tre kim ngạch tăng đột biến gấp hơn 16 lần
- Cập nhật : 26/11/2018
Tuy không phải là những nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, nhưng nhóm hàng thủ công mỹ nghệ cụ thể là sản phẩm mây, tre tăng đột biến gấp 16,56 lần so với cùng kỳ năm 2017 tuy kim ngạch chỉ đạt 4,53 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2018 Việt Nam đã thu 5,7 tỷ USD từ thị trường Ấn Độ, tăng 85,93% so với cùng kỳ. Riêng tháng 10/2018 kim ngạch xuất sang Ấn Độ đạt 529,97 triệu USD, giảm 14,12% so với tháng 9/2018 nhưng tăng 64,54% so với tháng 10/2017.
Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 27,87% tỷ trọng, đạt 1,6 tỷ USD, tăng gấp 5,93 lần (tức tăng 493,4%) so với cùng kỳ, riêng tháng 10/2018 đạt 106,22 triệu USD, giảm 2,45% so với tháng 9/2018 nhưng tăng gấp 5,89 lần (tức tăng 488,13%) so với tháng 10/2017. Đứng thứ hai là nhóm hàng điện thoại và linh kiện, chiếm 12,68% tỷ trọng đạt 723,62 triệu USD, tăng 52,93%; kế đến là máy vi tính sản phẩm điện tử đạt 478,62 triệu USD, chiếm 11,81% tỷ trọng tăng 28,78% so với cùng …
Ngoài những mặt hàng kể trên, Ấn Độ còn nhập từ Việt Nam các nhóm hàng nông sản như: cà phê, cao su, hạt tiêu, chè….
Nhìn chung 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Ấn Độ đều có tốc độ tăng trưởng, chiếm 85,71% trong đó có những nhóm hàng tăng trên 100% như: sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, sản phẩm từ chất dẻo tăng lần lượt 212,88%; 119,89% và 145,77% đạt tương ứng 165,53 triệu USD; 160,99 triệu USD và 38,08 triệu USD.
Đặc biệt, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó sản phẩm mây tre cói tăng đột biến gấp 16,56 lần (tức tăng 1556,02%) tuy kim ngạch chỉ đạt 4,53 triệu USD, tính riêng tháng 10/2018 đạt 564,55 nghìn USD, tăng 16,12% so với tháng 9/2018 và tăng gấp 23,05 lần (tức tăng 2.205,98%) so với tháng 10/2017.
Ở chiều ngược lại, nhóm hàng kim ngạch với mức độ suy giảm chỉ chiếm 14,2% trong đó mặt hàng chè giảm mạnh 59% về lượng và 65,95% trị giá, tương ứng với 672 nghìn tấn, trị giá 647,8 nghìn USD, giá xuất bình quân 949,21 USD/tấn, giảm 16,96% so với cùng kỳ.
Mặt hàng
| 10T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 5.706.395.313 |
| 85,93 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 1.590.863.106 |
| 493,4 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 723.629.927 |
| 52,93 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 674.479.056 |
| 56,91 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 478.624.166 |
| 28,78 |
Hóa chất |
| 295.640.147 |
| 54,45 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 165.536.538 |
| 212,88 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 160.991.443 |
| 119,89 |
Sắt thép các loại | 187.655 | 153.623.988 | 26,7 | 31,64 |
Cao su | 80.230 | 115.439.195 | 88,63 | 62,07 |
Xơ, sợi dệt các loại | 28.981 | 113.336.140 | 2,37 | 10,51 |
Giày dép các loại |
| 83.372.851 |
| 68,6 |
Cà phê | 49.734 | 83.308.945 | 41,91 | 16,85 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 61.251.460 |
| 29,06 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 59.899.014 |
| 40,14 |
Hạt tiêu | 17.745 | 55.829.706 | 28,66 | -18,85 |
Sản phẩm hóa chất |
| 54.831.979 |
| 47,07 |
Hàng dệt, may |
| 51.519.342 |
| 10,87 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 41.319.162 |
| -17,24 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 38.087.837 |
| 145,77 |
Chất dẻo nguyên liệu | 24.887 | 30.175.199 | 5,97 | 18,98 |
Hạt điều | 4.029 | 29.949.992 | -6,04 | -14,98 |
Hàng thủy sản |
| 23.828.227 |
| 51,98 |
Than các loại | 91.942 | 13.484.404 | 54,46 | 52,93 |
Sản phẩm từ cao su |
| 8.513.748 |
| 97,26 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 4.535.670 |
| 1.556,02 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 2.388.940 |
| 54,03 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 677.502 |
| 46,91 |
Chè | 672 | 637.870 | -59 | -65,95 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn