tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 18-08-2017

  • Cập nhật : 18/08/2017

ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại cho TPBank lên 75 triệu USD

Sau một thời gian ngắn kể từ khi ký kết thỏa thuận hợp tác TFP với hạn mức 30 triệu USD cho TPBank, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng hạn mức này lên 75 triệu USD.

ong santosh pokharel - giam doc quan he khach hang cua chuong trinh tai tro thuong mai cho viet nam tu adb cho biet, adb da quyet dinh nang han muc bao lanh tai tro thuong mai trong khuon kho chuong trinh trade finance program - tfp tu 30 trieu usd len 75 trieu usd doi voi tpbank.

Ông Santosh Pokharel - Giám đốc quan hệ khách hàng của Chương trình Tài trợ Thương mại cho Việt Nam từ ADB cho biết, ADB đã quyết định nâng hạn mức bảo lãnh tài trợ thương mại trong khuôn khổ chương trình Trade Finance Program - TFP từ 30 triệu USD lên 75 triệu USD đối với TPBank.

Theo ADB, TPBank là ngân hàng lành mạnh, phát triển tốt, bền vững và minh bạch thông tin. Tại Việt Nam, TPBank là một trong những ngân hàng đi đầu về số hoá với hệ sinh thái ngân hàng số như bộ đôi eBank -  eToken, ngân hàng tự động LiveBank, máy đọc thẻ thanh toán di động mPOS, trợ lý ảo T'Aio… và các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến khác.

Đón nhận hạn mức TFP mới từ ADB, TGĐ TPBank Nguyễn Hưng chia sẻ: “quyết định mới của ADB sẽ góp phần nâng cao đáng kể sức mạnh tín dụng của TPBank, là sự công nhận uy tín ngày càng cao của TPBank đối với các đối tác ngoại.

Trước đó, ngày 24/5/2017 - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và TPBank đã ký kết thoả thuận hợp tác, theo đó ADB sẽ cung cấp cho TPBank hạn mức 30 triệu USD để hỗ trợ tài chính thương mại tại Việt Nam.(Infonet)
--------------------------

Trung Quốc cáo buộc nhiều nước sao chép công nghệ tàu cao tốc

Theo các chuyên gia Trung Quốc, việc một số nước sao chép và mô phỏng lại công nghệ tàu siêu tốc mới khiến nước này phải chịu nhiều tổn thất.

Theo Nhân dân nhật báo, sự phát triển nhanh chóng của tàu cao tốc Trung Quốc lại không đi kèm với bảo mật. Quá trình bảo vệ không hiệu quả những công nghệ cốt lõi sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành.

Các chuyên gia cho biết, Trung Quốc mất hàng năm trời để làm chủ công nghệ tàu cao tốc với tài nguyên hạn chế. Dù vậy, Trung Quốc đã rơi vào bẫy sáng chế do một số nước đặt ra vì bảo mật nghèo nàn.

tau-cao-toc-trung-quoc-to-dao-nhai-1

Tàu cao tốc Trung Quốc bị rò rỉ công nghệ do bảo mật kém. (Ảnh: People's Daily) 

Theo Nhân dân nhật báo, một số quốc gia đã sao chép công nghệ tàu điện Trung Quốc thông qua những tài liệu được công bố rộng rãi và tự mô phỏng lại.

Trong đó một số nước thậm chí còn áp dụng công nghệ trước cả Trung Quốc khiến cho các doanh nghiệp khai tác tàu cao tốc nước này chịu nhiều thiệt hại.

Bài báo cho biết, tình trạng gây ra bởi 3 nguyên nhân là đăng ký và bảo vệ sáng chế thiếu hiệu quả, bảo vệ bí mật doanh nghiệp thiếu hiệu quả và công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ thiếu hiệu quả.(VTC)
-------------------------

Vinalines 'đại hạ giá' tàu cũ, từ 97 tỷ đồng giảm còn 64,3 tỷ đồng

Giá khởi điểm tàu Vinalines Trader từ 97 tỷ đồng giảm xuống còn 64,3 tỷ đồng sau khi không tìm được người mua trong phiên đấu giá đầu tiên.

Công ty cổ phần Bán đấu giá tài sản Việt Nam vừa triển khai kế hoạch bán đấu giá tàu Vinalines Trader thuộc sở hữu của Tổng công ty Hàng hải Việt Namvới giá khởi điểm 64,3 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,83 triệu USD.

Mức giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và các chi phí thực tế đối với lượng nhiên liệu, thực phẩm còn lại trên tàu tại thời điểm bàn giao tài sản cho đơn vị trúng đấu giá. Ngoài ra, mọi chi phí liên quan như tháo dỡ và di chuyển, phí giám định, phí công chứng, chuyển quyền sở hữu… cũng do đơn vị trúng đấu giá chịu.

Vinalines-Trader-9065-1502881827

 Vinalines 'đại hạ giá' tàu cũ, từ 97 tỷ giảm còn 64,3 tỷ đồng

Đây là đợt bán đấu giá thứ hai trong năm nay của Vinalines Trader. Trước đó, con tàu này được rao giá 97 tỷ đồng trong phiên đấu giá đầu tiên tổ chức vào giữa tháng 6 nhưng không đơn vị nào đặt mua. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tàu có thiết kế lạc hậu, tình trạng kỹ thuật kém và chi phí sửa chữa lớn.

Vinalines Trader được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mua vào cuối tháng 9/2010 với giá hơn 541 tỷ đồng, hiện giao cho Công ty Vận tải biển Vinalines quản lý và khai thác. Giá trị còn lại tại thời điểm kết thúc quý II năm nay xấp xỉ 106 tỷ đồng.

Nguồn cung tàu tăng mạnh khiến sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong khi nhu cầu vận tải suy giảm, nhất là tại châu Âu, Mỹ và Trung Quốc kéo chỉ số cho thuê tàu hàng khô (BDI) xuống thấp.

Ước tính chỉ số cho thuê tàu hàng khô trong thời gian khai thác của Vinalines Trader dao động quanh mức 1.000-1.500 điểm, tức khoảng một phần ba mức trung bình tại thời điểm lập dự án mua tàu.

Trong trường hợp Vinalines Trader tiếp tục được khai thác đến năm 2019 thì chi phí duy tu và bảo dưỡng rất lớn, mặt khác tàu sẽ không bảo đảm an toàn hàng hải và khai thác. Khi đó, ước đoán thua lỗ có thể lên gần 100 tỷ đồng.

Dù không bảo đảm thu hồi vốn đầu tư, nhưng Tổng công ty nhận định việc bán đấu giá Vinalines Trader là cấp thiết nhằm tái cơ cấu đội tàu và cắt lỗ do hoạt động không hiệu quả.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hồi tháng 5. Đồng thời, cho thấy nỗ lực của Tổng công ty trong việc cải thiện tình hình tài chính nhằm thu hút nhà đầu tư khi tiến hành cổ phần hoá vào cuối năm nay.

Năm nay, Tổng công ty được giao nhiệm vụ kết nối với các chủ hàng lớn, tập trung vào thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu và nội địa thông qua việc tham gia đấu thầu các dự án vận chuyển hàng hoá của ngành thép, xi măng, nhiệt điện… nhằm đảm bảo chỉ tiêu doanh thu 2.769 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh chính dự kiến đóng góp 1.362 tỷ đồng, phần còn lại đến từ doanh thu tài chính và thu nhập khác. Lợi nhuận trước thuế ước đạt trên 92 tỷ đồng.

Theo chiến lược phát triển giai đoạn 5 năm (2016-2020), Vinalines sẽ tập trung phát triển và khai thác hiệu quả các cảng biển đang nắm giữ ở những vị trí chiến lược đối với việc phát triển kinh tế vùng tại ba miền, giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia.

Đồng thời, tập trung quản lý, khai thác và phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có tiềm lực để trở thành các cảng biển tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.(VTC)
-----------------------------

Hải Phòng đầu tư 10.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu đô thị Bắc Sông Cấm

Ngày 17/8, tại xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, UBND thành phố Hải Phòng khởi công xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án khu đô thị mới Bắc Sông Cấm với tổng mức kinh phí đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.

Dự án có quy mô diện tích 324 ha chạy qua các xã: Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan của huyện Thủy Nguyên và 2 phường Minh Khai (Hồng Bàng), Máy Tơ (Ngô Quyền) đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương và tổng mức đầu tư 9.899 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án 24 tháng.

phoi canh du an khu do thi bac song cam vua duoc ubnd thanh pho hai phong dau tu 10.000 ty dong xay dung ha tang ky thuat.

Phối cảnh Dự án khu đô thị Bắc Sông Cấm vừa được UBND thành phố Hải Phòng đầu tư 10.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Đây được coi là bước đi đột phá trong việc phát triển, mở rộng đô thị Hải Phòng sang phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng trung tâm thành phố theo định hướng phát triển không gian đô thị thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt 8 năm về trước.

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố ông Lê Văn Thành cho biết, dự án tập trung vào việc san lấp mặt bằng; xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước và điện chiếu sáng tại khu đô thị; kè hơn 2km đê tả sông Cấm; xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ.

Sau khi các công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn thành sẽ kết nối trung tâm đô thị hiện tại với trung tâm đô thị mới phía Bắc, kết nối các chuỗi đô thị vệ tinh; đồng thời là cơ sở để triển khai xây dựng khu trung tâm hành chính, trính trị của thành phố.

Theo quy hoạch, dự án khu đô thị Bắc Sồng Cấm gồm các khu: trung tâm hành chính - chính trị của thành phố, trung tâm văn hóa, khu nhà ở cao tầng kết hợp khu đa năng, khu thương mại và công viên... Cùng với đó, tại đây sẽ bố trí 4 cầu vượt và 7 hầm chui dành cho người đi bộ; 10 bãi đỗ xe ngoài trời với tổng diện tích là 5,26 ha; 4 bãi đỗ xe ngầm với diện tích 6,73 ha…

Đến nay, việc giải phóng mặt bằng đã cơ bản đạt kế hoạch. Tổng số diện tích đất cần thu hồi thực hiện Dự án trên địa bàn huyện Thủy Nguyên là 306 ha.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục