tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 30-10-2017

  • Cập nhật : 30/10/2017

TPP-11 bất ngờ gặp những trở ngại mới

nhung dien bien chinh tri gan day da phan nao che mo vien canh ve mot hiep dinh doi tac xuyen thai binh duong ma khong co my (goi la tpp-11).nguon anh: nikkei

Những diễn biến chính trị gần đây đã phần nào che mờ viễn cảnh về một Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà không có Mỹ (gọi là TPP-11).Nguồn ảnh: Nikkei

Nhật và 10 quốc gia khác đang hy vọng họ đạt được một thỏa thuận trên diện rộng về hiệp định thương mại này trong vòng 2 tuần tới.

Các nhà đàm phán từ 11 quốc gia còn lại của TPP đang chuẩn bị họp tại Nhật, bắt đầu từ ngày 29.10, để thảo luận về tương lai của hiệp định này. Các bên hy vọng sẽ đưa ra một thoả thuận chung vào đầu tháng tới tại Việt Nam, bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Nhưng New Zealand, một những nước theo đuổi mạnh mẽ  nhất của "TPP 11", đã khiến tất bất ngờ với những động thái gần đây. Tân Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, người vừa nhậm chức hôm thứ 5 vừa qua, đã cam kết sẽ đàm phán lại TPP,  khi bà muốn tìm kiếm các biện pháp hạn chế người nước đầu tư bất động sản tại New Zealand.

Đại sứ Thương mại Mike Petersen, người tiếp tục đại diện cho New Zealand trong các cuộc đàm phán TPP, đã trấn an các bên rằng ông sẽ cố gắng thuyết phục tân Thủ tướng New Zealand thay đổi ý định. Nhưng nếu bà Ardern giữ nguyên lập trường muốn đàm phán lại, thì các bên sẽ khó đạt được một thỏa thuận. Một quan chức của Bộ Thương mại Nhật cho hay 11 quốc gia đã đồng ý không thay đổi các điều khoản ban đầu của TPP, và "nếu  New Zealand được hưởng ngoại lệ, mọi nỗ lực sẽ tiêu tan.”

Một số quan chức Nhật ủng hộ việc đưa New Zealand ra khỏi nhóm, một giải pháp có thể làm giảm lượng sữa nhập khẩu của Nhật Bản theo thỏa thuận. Nhưng điều này sẽ là rất khó khăn vì New Zealand là thành viên sáng lập của TPP. Lựa chọn duy nhất là thuyết phục nước này không đàm phán lại, "một quan chức của Văn phòng Nội các Nhật cho hay.

Ngay cả Nhật, nước đầu tàu của TPP-11, cũng có vấn đề riêng của mình. Ông Koya Nishikawa, cựu bộ trưởng nông nghiệp và là lãnh đạo phụ trách nông nghiệp của đảng Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, đã không thể giữ ghế  thành viên Quốc hội của mình trong cuộc bầu cử Hạ viện vào ngày 22.10. Ông là người phụ trách các chính sách của LDP liên quan đến TPP, và đã từng giúp giảm bớt sự phản đối tại Nhật với TPP, đặc biệt là từ các nhóm nông dân.

"Không có ai có thể thay thế ông ấy ", một nguồn tin thân cận với Nikkei cho biết. Sự mất mát này có thể gây ra nhiều vấn đề ngay cả khi các nước còn lại của TPP đạt được một thỏa thuận, vì nó có thể khiến những người ủng hộ TPP tại Nhật gặp khó khăn để đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thúc đẩy Quốc hội Nhật chuẩn y những yêu cầu đó.

Chính sách nông nghiệp không phải là vấn đề duy nhất mà Tokyo phải đối mặt: Tổng thống Donald Trump sẽ tới Nhật công du trong vòng 1 tuần để đàm phán với Thủ tướng Shinzo Abe. Và ông Trump có thể thúc đẩy một một hiệp định thương mại song phương Mỹ-Nhật.

Một nguồn tin của Chính phủ Nhật Bản nói với các phóng viên rằng Phó Tổng thống Mike Pence đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đến một hiệp định song phương giữa 2 nước,  sau cuộc hội đàm kinh tế ở Washington giữa 2 nước trong tháng này. Điều này cũng có thể là trở ngại với TPP -11. (NCĐT)
-----------------------

Ngành dược phẩm Mỹ “ớn lạnh” với Amazon

Chắc chắn Amazon sẽ khiến công việc kinh doanh của hàng loạt các công ty phân phối thuốc, các sản phẩm y tế rơi vào tình cảnh khó khăn và sẽ buộc phải thay đổi nếu muốn tồn tại.

 

anh: sault

Ảnh: Sault

 

Khả năng Amazon, tên tuổi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ trên mạng Internet, chuẩn bị thâm nhập vào lĩnh vực y tế Mỹ đang khiến hàng loạt doanh nghiệp trong ngành y tế Mỹ lo sợ. 

Với độ phủ rộng khắp các bang của Mỹ, kinh nghiệm lâu năm và thế mạnh của mình trong lĩnh vực bán lẻ, chắc chắn Amazon sẽ khiến công việc kinh doanh của hàng loạt các công ty phân phối thuốc, các sản phẩm y tế rơi vào tình cảnh khó khăn và sẽ buộc phải thay đổi nếu muốn tồn tại.

Trong tuần qua, người ta đã có thể nhìn thấy rõ những tác động ban đầu. Ngay khi Amazon công bố đã nhận được giấy phép phân phối, bán buôn bán lẻ các sản phẩm dược phẩm tại nhiều bang của Mỹ, nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã đồng loạt bán mạnh cổ phiếu của nhiều công ty trong ngành y tế, dược phẩm Mỹ như McKesson Corp., AmerisourceBergen Corp và Cardinal Health Inc.

Nhiều nhà điều hành trong lĩnh vực dược phẩm chỉ ra Amazon sẽ có thể tận dụng lợi thế độ phủ rộng của mình để mở rộng kinh doanh dược phẩm trên mạng, đồng thời Amazon vốn đã có hệ thống vận chuyển và giao hàng hết sức hiệu quả, nhờ vậy Amazon sẽ mua được những sản phẩm dược phẩm với giá gốc mà không phải thông qua bất kỳ kênh phân phối trung gian nào. 

“Với lợi thế về quy mô và kinh nghiệm, Amazon có khả năng chen ngang vào công việc kinh doanh của bất kỳ ngành nào mà họ muốn”, chủ tịch Hiệp hội Thuốc Mỹ, ông Chip Davis, khẳng định. 

Ngay ở hiện tại, sự hiện diện ban đầu của Amazon trong lĩnh vực dược phẩm đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của của nhiều công ty dược phẩm hoạt động theo phương thức bán quầy truyền thống. 

Người đứng đầu của công ty Bayer AG trong cuộc điện thoại với báo chí trong ngày thứ Năm khẳng định việc người tiêu dùng Mỹ chuyển sang mua sắm hàng trên mạng ngày một nhiều hơn đang tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh của hãng. 

Đã từ lâu, giới chuyên gia phân tích trên thị trường bán lẻ đã đồn đoán về việc Amazon sẽ có thể sớm gia nhập lĩnh vực cung cấp dược phẩm, Amazon sẽ có khả năng tác động mạnh đến công việc kinh doanh của nhiều công ty bán buôn, bán lẻ dược phẩm. Dù Amazon chưa bao giờ công bố kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm sẽ như thế nào nhưng theo CNBC đưa tin, Amazon sẽ có thể bắt đầu bán thuốc ra thị trường từ dịp Lễ Tạ ơn năm nay. 

Theo khẳng định của Bloomberg, Amazon đã giành được giấy phép phân phối dược phẩm tại ít nhất 13 bang của Mỹ trong đó bao gồm Nevada, Idaho, Arizona, North Dakota, Oregon, Alabama, Louisiana, New Jersey, Michigan, Connecticut, New Hampshire, Utah và Iowa. Trong thời gian sắp tới, Amazon sẽ giành được quyền phân phối thuốc thêm tại nhiều bang nữa. 

Với hàng loạt giấy phép bán dược phẩm mới, trong thời gian tới, Amazon sẽ có thể trở thành nhà cung cấp thuốc cho các bệnh viện, phòng khám bác sỹ, phòng khám nha khoa, sự tồn tại của các công ty cung cấp dược phẩm như hiện tại chắc chắn sẽ là một dấu hỏi lớn. (Bizlive)
--------------------------------

NÓI THẲNG: Khaisilk lộ hình "con buôn"

Câu chuyện Khaisilk có thể là một "quả bom" trong giới kinh doanh thời điểm này, cũng có thể đánh sập một "đế chế", nhưng điều đó không quan trọng. Cái đáng quan tâm là làm sao loại trừ được văn hóa "con buôn"

Nhiều năm qua, doanh nhân đất Việt vui mừng, hãnh diện thoát khỏi kiếp "con buôn", thứ bậc khiêm nhường trong quan hệ "sĩ – nông – công - thương" với không ít gièm pha, miệt thị. Mặc dù những thành công vang dội chưa nhiều, sức cạnh tranh của doanh nghiệp chưa mạnh, song doanh nhân đã vươn lên mạnh mẽ, chiếm lĩnh vị trí "sang cả" trong xã hội, mà Khaisilk với doanh nhân Hoàng Khải là một điển hình của giới thượng lưu.

 Không thể phủ nhận thành công của một thương hiệu được gầy dựng hơn 30 năm và những giá trị vật chất to lớn mang về từ thành công đó. Thế nhưng, khi bức màn nhung rơi xuống, nó đã hiện nguyên hình là "đồ con buôn".

Con buôn hay trọc phú làm giàu từ lừa đảo, làm hại người khác (Giản Tư Trung). Khaisilk ở trình độ cao hơn, buôn hồn cốt dân tộc! Một số người cho rằng phương thức kinh doanh thương hiệu đó là bình thường, ông Hoàng Khải cũng đã nói như vậy trong lời xin lỗi thống thiết của mình: "Cái sai của tôi là khi thấy các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa".

Thưa ông, bạn bè nước ngoài có xúc động khi được tặng rồi khoác lên người một sản phẩm quốc hồn Việt Nam để rồi "té ngửa" khi biết đó là một thứ lụa "hảo hạng" của nước bạn láng giềng? Thậm chí, họ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để "được nhận" điều đó.

Nói thẳng, không lừa đảo thì gọi là gì, không là "đồ con buôn" thì là ai?!

Doanh nhân chân chính nỗ lực để đưa hồn cốt dân tộc vào từng sản phẩm. Ở nhiều nơi, nhiều nước, họ còn thêu dệt lên những câu chuyện xung quanh sản phẩm để khơi gợi trí tò mò, trải nghiệm, cảm hứng của khách hàng, qua đó tôn vinh giá trị sản phẩm của mình. Họ nỗ lực đầu tư công nghệ, mẫu mã, kiểu dáng để làm gia tăng giá trị của sản phẩm truyền thống. "Doanh nhân" Hoàng Khải có làm được điều đó đối với danh tiếng của lụa Việt? Hay ông đã chối bỏ, và bây giờ làm hại đến chính danh tiếng đó và những người ở Vạn Phúc, Nha Xá và nhiều nơi khác vẫn hằng ngày đang chịu thương chịu khó giữ gìn làng nghề truyền thống của dân tộc. Mảnh lụa Việt, vốn đã đi vào thơ ca: "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông", mảnh lụa của nghị lực, của lòng thủy chung, son sắt qua mối tình trạng nguyên nghèo Trần Minh và tiểu thư kéo lụa Quỳnh Nga. Giờ chính mảnh lụa đó lại bị nghi ngờ: có phải "made in Vietnam" không? Đớn đau thay! Thế mà ông Khải đã "dạy" CEO Nguyễn Tử Quảng: "… có lẽ anh đã quên mất một điều là những doanh nghiệp nổi tiếng đó người ta biết làm người dân của nước họ yêu mến sản phẩm đó và họ biết đánh vào lòng tự hào của dân tộc thì đó là điều anh chưa làm được". Vâng, ông đã đánh thẳng vào lòng tự hào của dân tộc rồi đấy!

Cái sự tiếp nối của "con buôn" trình độ cao, từ câu "giáo huấn" trên, chính là thể hiện mình như một bậc "trí giả". Tiền bạc, danh tiếng đã có, cần phải nghĩ đến điều lớn lao hơn, đó là dạy dỗ người khác và cho đời những lời "bất hủ". Cái "văn hóa" này có vẻ đang khá thịnh hành trong xã hội ta, khi ngày càng có nhiều hơn những câu nói "để đời" được "nhả" ra từ những người được cho là thành công và nổi tiếng. Tôi chợt nhớ đến câu thoại của Trùm Sò trong vở hài nổi tiếng Ngao Sò Ốc Hến: "Mấy người nghèo không có quyền nói, để mấy người giàu người ta nói". Lại phải nhắc đến "doanh nhân" Hoàng Khải với những câu nói "để đời": "Trong kinh doanh đôi khi không được tham… Và vì sao không được tham? Là vì không bao giờ nên lấy những mục tiêu ngắn hạn mà làm sao nhãng đi những mục tiêu dài hạn và quan trọng hơn là phải bảo vệ sức khỏe cho những mục tiêu dài hạn đó".

Giờ nghe mà rợn cả người! Ông Hoàng Khải thật là một bậc trí "giả".

Câu chuyện Khaisilk có thể là một "quả bom" trong giới kinh doanh thời điểm này, cũng có thể đánh sập một "đế chế", nhưng điều đó không quan trọng. Điều đáng quan tâm là làm sao để loại trừ được văn hóa "con buôn" trong doanh nghiệp của chúng ta, để doanh nhân: "lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp" (trích NQ-09/TW của Bộ Chính trị).(NLĐ)
------------------------

Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt dự báo

Sau suy thoái 2007-2009, kinh tế Mỹ đã có 8 năm phục hồi liên tiếp và đà phục hồi này chưa hề suy giảm.

Nền kinh tế Mỹ bất ngờ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2017, vượt xa dự báo của giới phân tích và bất chấp ảnh hưởng của những cơn bão lớn - hãng tin Reuters dẫn số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày thứ Sáu cho biết.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 3, sau khi tăng 3,1% trong quý 2. Việc các doanh nghiệp tăng lượng hàng dự trữ và thâm hụt thương mại giảm đã giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới bù đắp lại thiệt hại do hai siêu bão Harvey và Irma gây ra.

Bộ Thương mại Mỹ nói rằng không thể tính toán đầy đủ được ảnh hưởng tổng thể của hai cơn bão trên đối với GDP quý 3. Tuy nhiên, một số ước tính ban đầu cho thấy hai cơn bão xảy ra liên tiếp đã gây thiệt hại 121 tỷ USD đối với tài sản tư nhân và 10,4 tỷ USD đối với tài sản cố định thuộc sở hữu của Chính phủ Mỹ.

Trước khi tăng trưởng GDP quý 3 của Mỹ được công bố, các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát dự báo kinh tế Mỹ tăng 2,5% trong quý.

Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng trên được dự báo sẽ không tác động nhiều đến chính sách tiền tệ của Mỹ trong ngắn hạn. Thời gian qua, giới phân tích giữ quan điểm cho rằng, lần tăng lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ diễn ra vào tháng 12.

Kể từ sau cuộc suy thoái 2007-2009, kinh tế Mỹ đã có 8 năm phục hồi liên tiếp và đà phục hồi này chưa hề có dấu hiệu suy giảm. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump - người từng tuyên bố kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ít nhất 3% mỗi năm trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Giới đầu tư hiện vẫn đang đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch cắt giảm thuế và đầu tư hạ tầng của ông Trump, cho dù kế hoạch cải tổ thuế được dự báo sẽ gặp trở ngại ở Quốc hội Mỹ, còn kế hoạch đầu tư hạ tầng vẫn chưa được chính thức công bố.

Trong quý 3, các doanh nghiệp ở Mỹ tăng lượng hàng tồn kho thêm 35,8 tỷ USD do dự báo về nhu cầu ở mức cao của thị trường vào cuối năm. Kết quả, sự tăng hàng tồn kho này đóng góp 0,73 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, so với mức đóng góp chỉ 0,1 điểm phần trăm trong quý 2.

Cùng với đó, xuất khẩu tăng 2,3% trong quý, trong khi nhập khẩu giảm 0,8%, dẫn tới thâm hụt thương mại nhỏ hơn. Nhờ vậy, thương mại đóng góp 0,41 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Đây đã là quý thứ ba liên tiếp thương mại đóng góp dương vào tăng trưởng GDP Mỹ.(Vneconomy)

Trở về

Bài cùng chuyên mục