21 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa thể giải ngân
Tác động của tỷ giá đối với các chỉ số vĩ mô
Vinalines dự kiến thu 1.500 tỷ đồng bán cổ phần cảng Hải Phòng
Hơn 21.000 ôtô Honda tại Việt Nam bị lỗi túi khí
Cạnh tranh thua, lồng đèn TQ núp bóng hàng Việt
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-08-2015
- Cập nhật : 20/08/2015
Bốn ngân hàng cho EVN vay vốn vượt các hạn chế tín dụng
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và các ngân hàng thương mại năng lực khác được chỉ định huy động vốn cho EVN. Tập đoàn này sẽ dùng nguồng vốn vay được để bổ sung vào vốn đối ứng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Để chuẩn bị nguồn vốn này, EVN sẽ sử dụng nguồn kinh phí từ Qũy hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, tiếp tục bán cổ phần các Genco...
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và các ngân hàng thương mại năng lực khác được chỉ đạo huy động vốn cho EVN.
Nguồn vay này, EVN sẽ chi trả cho các khoản mục chi phí của dự án không thuộc đối tượng tài trợ của Hiệp định tín dụng xuất khẩu Nhà nước Liên Bang Nga, Chính phủ Nhật Bản. Đồng thời, nguồn vốn cũng dành chi trả cho các dự án thành phần khác.
Theo dự thảo cơ chế đặc thù quản lý và thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các ngân hàng thương mại cho EVN vay vốn theo cơ chế:* Các ngân hàng cho vay được miễn thẩm định hiệu quả kinh tế, tài chính và khả năng trả nợ của dự án và chủ đầu tư khi thực hiện cho vay.
* Các ngân hàng được cấp tín dụng vượt các hạn chế tín dụng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.
*Bộ Tài chính cũng cấp bảo lãnh Chính phủ cho toàn bộ dư nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ tài chính khác phát sinh từ khoản vay. Đồng thời, ngân hàng được gốc hóa toàn bộ lãi vay trong giai đoạn xây dựng.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là tên gọi chung của chuỗi hai nhà máy điện hạt nhân I và II đang trong dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất trên 4.000 MW.
Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, nhà máy điện hạt nhân I và II sẽ được khởi công vào tháng 12 năm 2014 và hoàn thành vào năm 2022 (phát điện vào cuối năm 2020). Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008.
Dự thảo cơ chế tài chính cho Dự án điện hạt nhân gồm nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Liên Bang Nga, vốn ưu đãi của Chính phủ Nhật, vốn đối ứng của EVN (trong đó bao gồm nguồn vay từ các ngân hàng thương mại.
Kiều hối về TP.HCM tăng mạnh
Bảy tháng đầu năm, kiều hối chuyển về địa bàn TP.HCM ở mức 2,42 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái...
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết bảy tháng đầu năm, kiều hối chuyển về địa bàn TP.HCM ở mức 2,42 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Minh, dự kiến kiều hối chuyển về địa bàn năm nay ở mức 5,3 - 5,5 tỉ USD.
Cuối ngày 18-8, giá bán USD tại thị trường tự do ở mức 22.230 đồng/USD, chỉ cao hơn giá bán USD tại ngân hàng 124 đồng/USD. Chênh lệch này đã được thu hẹp chút ít sau khi Ngân hàng Nhà nước nới biên độ biến động tỉ giá từ 1% lên 2% vào tuần trước.
Trước đó, chênh lệch giữa giá USD trong - ngoài còn cao hơn khiến người nhận kiều hối có xu hướng nhận ngoại tệ sau đó bán tại thị trường tự do hơn là bán lại ngân hàng.
Đưa vào hoạt động kho logistics gần 50.000m2
Ngày 18-8 tại thị xã Dĩ An, Bình Dương, nhà kho logistics với quy mô lên tới 47.500m2, có 58 cửa xuất/nhập hàng với khả năng xử lý tương đương 160 container/ngày đã được đưa vào hoạt động.
Đây là dự án hợp tác giữa Tập đoàn APL Logistics (Hoa Kỳ) và Tập đoàn TBS (VN).
Theo ông Trần Văn Nam - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, việc đưa vào hoạt động kho logistics này sẽ tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, xã hội không chỉ của tỉnh Bình Dương mà cả khu vực Đông Nam bộ.
Nằm ngay khu vực giáp ranh sông Đồng Nai, tiếp giáp cả TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương, nhà kho này rất thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa của khu vực.
Được biết, trung tâm logistics tại Dĩ An được quy hoạch, mở rộng lên tới 115ha với tổng vốn đầu tư 125 triệu USD. Dự kiến trung tâm logistics này sẽ có hệ thống kho ngoại quan riêng để giảm bớt thủ tục, rút bớt thời gian lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp Đài Loan được hỗ trợ tiếp cận thị trường VN
Nền kinh tế VN đang phát triển nhanh, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng... đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) Đài Loan.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 18-8, bà Lily Widjaja, giám đốc sáng tạo Công ty Light Integrated Marketing (Đài Loan), cho biết kết quả nghiên cứu thị trường của Viện Nghiên cứu và phát triển thương mại Đài Loan (CDRI) cho thấy nền kinh tế VN đang phát triển nhanh, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng... đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) Đài Loan.
Và để người tiêu dùng VN có cái nhìn mới về hàng hóa Đài Loan, Cục Thương mại quốc tế Đài Loan dự kiến sẽ tổ chức triển lãm Wow! Taiwan Selects tại siêu thị Aeon Mall Tân Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) từ ngày 27-8 đến 2-9 với sự tham gia của 11 DN Đài Loan thuộc lĩnh vực điện tử, nhựa gia dụng, thực phẩm, xe máy...
Theo bà Lily Widjaja, các DN tham gia triển lãm này được chính quyền Đài Loan hỗ trợ 100% kinh phí với mục tiêu tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng VN cũng như tìm kiếm nhà phân phối, đối tác VN cho DN Đài Loan.
Ấn Độ tổ chức phiên điều trần việc Việt Nam bán phá giá dụng cụ làm từ bếp
Các sản phẩm này được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, trong đó có cả Việt Nam.
Thời gian điều trần vào 15g ngày 2/9/2015.
Trước đó, ngày 28/10/2014, Cơ quan điều tra Ấn Độ đã khởi xướng vụ việc nêu trên. Trong vụ việc này, Nguyên đơn cáo buộc rằng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Ấn Độ với giá thấp hơn giá trị thông thường (biên độ phá giá lớn hơn mức tối thiểu - de minimis). Do đó đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp nội địa của Ấn Độ.
Được biết, đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 6 của Ấn Độ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ấn Độ cũng đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm máy ép nhựa nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.