Việt Nam và Mỹ ký thoả thuận về thuế chống bán phá giá tôm
Ô tô nhập khẩu náo loạn vì bế tắc
DN cần tuân thủ quy định khi xuất khẩu thủy sản vào Australia
Giá cà phê robusta sẽ còn cao trong vài tháng tới do tồn trữ thấp
Tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp nhất kể từ năm 2005
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-2016
- Cập nhật : 21/07/2016
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit
Cũng theo IMF, Brexit có thể sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Anh giảm gần 1% trong năm 2017.
Ngày 19/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2016 và 2017, viện dẫn tác động tiêu cực từ việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Theo dự báo mới của IMF, nền kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng 3,1% năm 2016 và 3,4% năm 2017, đều giảm 0,1% so với dự báo trước đó.
Cũng theo IMF, Brexit có thể sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Anh giảm gần 1% trong năm 2017. IMF nhấn mạnh: "Sự bất ổn tăng lên sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh dự báo nhu cầu nội địa suy yếu đáng kể."
Trong khi đó, IMF lại nâng dự báo tăng trưởng năm 2016 cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi sau sự hồi phục của giá dầu, song vẫn giữ nguyên quan điểm thận trọng đối với tăng trưởng của Saudi Arabia./.
Năm 2017, lạm phát ở Venezuela sẽ lên đến 1.600%
Thực phẩm khan hiếm, giá dầu thấp và những yếu kém trong quản lý kinh tế khiến Chính phủ Venezuela buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế.
Mặc dù đang chật vật không thể đẩy tăng tỷ lệ lạm phát, chắc chắn chẳng có nước nào trên thế giới sẽ muốn rơi vào tình trạng hiện nay củaVenezuela: lạm phát của nước này được dự báo sẽ chạm mốc 480% trong năm nay và năm 2017 sẽ lên tới 1.640%, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Thiếu thuốc men đồng nghĩa với số người bệnh và trẻ sơ sinh thiệt mạng vì không được điều trị tử tế tăng lên. Ở Venezuela người ta cũng bắt gặp cảnh binh lính canh gác những kệ hàng tạp hóa dù chúng trống trơn.
Caracas vừa tiếp tục kéo dài thời gian ở trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế. Nếu như rơi vào thảm cảnh hiện nay của Venezuela, chắc chắn các nước khác đã xin cứu trợ từ IMF. Nhưng đất nước từng có quan hệ chặt chẽ với IMF trong suốt thập kỷ trước (dưới thời cựu lãnh đạo Hugo Chávez) lại chưa phát đi bất kỳ tín hiệu nào cho thấy họ đang cố gắng nối lại mối quan hệ với định chế tài chính này.
“Mối quan hệ giữa Venezuela và IMF không hề thay đổi”, người phát ngôn của IMF là Gerry Rice nói. Mặc dù IMF đã thúc giục Caracas bình thường trở lại, Rice cho biết giới chức nước này vẫn chưa liên hệ với tổ chức của ông.
Đang cố gắng tận dụng mối quan hệ chính trị căng thẳng giữa một số nước châu Phi và Mỹ Latinh với các định chế phương Tây (như IMF), trong thời gian gần đây Mỹ đã cung cấp cho Venezuela và một số nước xuất khẩu hàng hóa thô khác những khoản vay giá rẻ để vực dậy nền kinh tế. Năm ngoái, Venezuela nhận được 10 tỷ USD.
Mặc dù những khoản vay này có thể giúp Venezuela sống sót, các chuyên gia kinh tế đều cảnh báo rằng Venezuela không nên dùng đó làm lý do để trì hoãn những cải cách sâu rộng để có thể sửa chữa nền kinh tế đang “vỡ vụn”.
Dưới đây là một số đánh giá sơ bộ về nền kinh tế Venezuela của IMF trong báo cáo vừa được công bố hồi tháng 4.
Xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh
Tổng cục Hải quan cho biết: Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của cả nước đạt 82,13 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ, trong đó nhóm nông lâm thủy sản đạt 13,63 tỷ USD, tăng 4,1%; nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt 1,65 tỷ đồng USD, giảm tới 39,4%, nhóm công nghiệp chế biến đạt 63,59 tỷ USD, tăng 8,7%.
Ngày 19/7, Hội nghị giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các tháng cuối năm 2016 diễn ra tại TP HCM. Tổng cục Hải quan cho biết: Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của cả nước đạt 82,13 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ, trong đó nhóm nông lâm thủy sản đạt 13,63 tỷ USD, tăng 4,1%; nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt 1,65 tỷ đồng USD, giảm tới 39,4%, nhóm công nghiệp chế biến đạt 63,59 tỷ USD, tăng 8,7%.
Đáng chú ý, ở nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, do lượng hàng xuất khẩu giảm liên tục từ nhiều năm qua, điều này phù hợp với chủ trương giảm xuất khẩu khoáng sản thô và việc dành lượng dầu thô khai thác để phục vụ sản xuất xăng dầu trong nước.
Việc giảm lượng hàng xuất khẩu song song với giảm giá đã khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sụt giảm mạnh và chỉ còn đóng góp khoảng 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với nhóm hàng công nghiệp, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm do nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới còn thấp trong khi một số nước như Trung Quốc dư thừa nguồn cung như phân bón, sắt thép nên giảm giá để đẩy mạnh xuất khẩu…
Cấm xuất khẩu bò Úc sang VN: Đang dừng để điều tra
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016 cả nước đã nhập khẩu 129.471 con bò sống từ Australia. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng này đã giảm khoảng 35%.
Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu bò Úc nhiều nhất, đứng sau Indonesia và Trung Quốc. Năm 2015, tổng đàn bò Úc nhập khẩu về Việt Nam trên 300.000 con.
Tuy nhiên nguyên nhân giảm không phải do các lò mổ của Việt Nam vi phạm tiêu chuẩn ESCAS (Hệ thống đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu, đảm bảo gia súc sống được xử lý theo tiêu chuẩn phúc lợi động vật quốc tế).
Hiện nay nguồn cung ứng bò trong nước đã tốt hơn do doanh nghiệp và người dân đã nuôi bò thịt nhiều hơn trước, Cục Thú y cho hay.
Đại sứ quán Úc cũng cho biết, số lượng gia súc xuất khẩu từ Australia sang Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nhu cầu từ Việt Nam, giá cả nhà xuất khẩu Australia đưa ra và các yếu tố quốc tế như tỉ giá hối đoái. Đây là vấn đề thương mại giữa nhà nhập khẩu Việt Nam và nhà xuất khẩu bạn.
Liên quan đến việc Australia tạm ngừng xuất khẩu bò sang Việt Nam vì một số lò mổ dùng búa tạ để giết bò, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thực tế là nước này tạm dừng để điều tra chứ không phải cấm xuất khẩu bò vào Việt Nam, khi có bằng chứng xác thực mới có quyết định phạt. Hiện nay chưa có trả lời chính xác từBộ Nông nghiệp Australia.
Theo ông Chinh, việc Australia ngưng xuất khẩu bò sang Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chăn nuôi. Tuy nhiên, nó chưa thể ảnh hưởng ngay vì doanh nghiệp đã nhập khẩu bò về với số lượng lớn. Phải khoảng 6 tháng sau khi Australia cấm xuất khẩu thì mới tác động đến giá cả ở thị trường Việt Nam.
Sau cảnh báo về việc ngược đãi động vật từ phía Australia, Bà Amy Guihot, Tham tán phụ trách Nông nghiệp, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội cho biết, lệnh cấm xuất khẩu vẫn có hiệu lực cho đến khi cuộc điều tra được hoàn tất hoặc có đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính thức về các thành phần trong chuỗi cung ứng (bao gồm nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các cơ sở giết mổ và kiểm toán viên độc lập).
Lệnh cấm xuất khẩu ở giai đoạn này chỉ áp dụng cho những cơ sở vi phạm. Những cơ sở đạt chuẩn ESCAS khác ở Việt Nam vẫn có thể tiếp nhận gia súc Úc.
Còn phía Cục Thú y cũng cho hay cục luôn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu phải tuân thủ các quy định do phía Australia đưa ra. Đây là trách nhiệm của các công ty nhập khẩu khi đã ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu của Australia. Cục Thú y sẽ tiếp tục phối hợp với phía Australia để tăng cường vấn đề quản lý giết mổ bò Úc theo đúng quy trình.
Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao
Theo ông Liêm, tồn kho đường tại các nhà máy còn khá cao nhưng có hiện tượng khan hiếm giả tạo và giá đường được đẩy lên cao không phù hợp với mặt bằng thị trường. Trước thực tế này, một số công ty sản xuất sữa, bánh kẹo và nước giải khát đã phản ánh lên Bộ Công Thương không mua được đường để sản xuất và đề nghị cho nhập khẩu.
“Sau đó Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương đi kiểm tra một số nhà máy đường. Qua đó cho thấy một số công ty tích trữ đường, găm hàng chờ giá lên, gây sự khan hiếm giả tạo. Điều đó lý giải vì sao đầu năm nay giá đường trắng mới chỉ ở mức 12.000-13.000 đồng/kg nhưng đến tháng 5 vừa qua đã tăng lên mức 15.000-17.000 đồng/kg” - ông Liêm thông tin.
Cũng tại hội nghị này, nhiều ý kiến bức xúc về tình trạng nhập lậu đường ở biên giới Tây Nam, chủ yếu từ Thái Lan với giá rẻ hơn đường trong nước 500-1.000 đồng/kg. “Mỗi năm lượng đường nhập lậu vào Việt Nam dao động từ 300.000 đến 400.000 tấn. Vì thế, có thời điểm 90% lượng đường bán tại thị trường các tỉnh phía Nam là đường nhập lậu” - VSSA cho biết.