tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-05-2016

  • Cập nhật : 01/05/2016

Bà Mai Kiều Liên: “Hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, không phải đối tượng quản lý”

"Hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng quản lý. Nếu có môi trường kinh doanh tốt, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thua kém gì so với các nước phát triển thế giới".

tong giam doc cong ty co phan sua viet nam (vinamilk) mai kieu lien

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) Mai Kiều Liên

Tổng giám đốc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) Mai Kiều Liên đã đưa ra kiến nghị như vậy tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp Việt Nam năm 2016, sáng 29/4.
Tại hội nghị, bà Mai Kiều Liên kiến nghị Chính phủ cải cách quy trình đăng ký kinh doanh, bỏ bớt giấy phép con không cần thiết, các quy định cấp phép phải rõ ràng, hạn chế ban hành nghi định bổ sung giấy tờ cho doanh nghiệp.
Đồng thời, nâng cao tính liên thông giữa các bộ ngành trong cấp phép đầu tư, rà soát lại thủ tục Hải quan để các cơ quan có các cơ quan liên kết chặt chẽ khi xử lý hồ sơ của doanh nghiệp...
Bà Mai Kiều Liên cũng mong được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tháo gỡ khó khăn trong nhập khẩu con giống, xử lý chất thải trong chăn nuôi hiện nay quy định ở mức cao không cần thiết.
Đồng thời đề nghị các cơ chế chính sách đã được doanh nghiệp thực hiện ổn định thì không nên thay đổi, gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nữ doanh nhân cho biết, hiện ta đang theo xu hướng hữu cơ, khi đó phân bò và nước thải bò lại là nguồn tưới rất tốt cho các đồng cỏ nuôi bò thịt. Vì vậy Vinamilk kiến nghị cụ thể gửi đến Bộ Tài nguyên và môi trường gỡ khó cho các doanh nghiệp như Vinamilk về vấn đề xử lý chất thải, nếu theo như quy chuẩn hiện nay thì rất tốn kém cho doanh nghiệp mà không cần thiết.
Và cuối cùng bà Mai Kiều Liên bày tỏ, Vinamilk cũng như cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

“Nếu có môi trường kinh doanh tốt, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thua kém gì so với các nước phát triển thế giới”, bà Mai Kiều Liên nhấn mạnh.


Cạnh tranh giữa các công ty tài chính: Ai hưởng lợi?

Sau thời gian làm ăn có lãi khủng, lợi nhuận của các công ty tài chính (CTTC) đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong lần giảm lợi nhuận lần này không xuất phát từ chuyện sụt giảm khách hàng vay mà phần lớn do lãi suất cho vay được điều chỉnh.
cho vay mua dien thoai di dong va san pham dien tu tang manh - anh: ah

Cho vay mua điện thoại di động và sản phẩm điện tử tăng mạnh - Ảnh: AH

Hiện tượng Home Credit

 

Báo cáo tài chính gần đây nhất của Home Credit cho thấy kết quả kinh doanh của công ty này đã sụt giảm, ngoài tính toán của một số nhà đầu tư và nhiều chuyên gia tài chính trong nước. Dù không đưa ra con số lợi nhuận giảm cụ thể, nhưng qua số liệu thống kê, năm 2015 là năm đầu tiên Home Credit đã ghi nhận sự sụt giảm về lợi nhuận sau 3 năm có mức tăng trưởng cao.

Trong khi lợi nhuận giảm thì số lượng hợp đồng lại tăng trưởng mạnh so với trước đó. Theo báo cáo, trong năm 2015, số hợp đồng trung bình hằng tháng của Home Credit tăng 23% so với năm 2014, số lượng khách hàng mới (chưa từng sử dụng dịch vụ Home Credit trước đây) trong năm 2015 là hơn 1 triệu khách, tổng dư nợ cho vay tăng 38,1% (trong đó mảng cho vay mua điện thoại di động và các sản phẩm điện tử tăng đến 81%).

Chỉ vài giờ sau khi báo cáo được công bố, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi doanh số của công ty luôn tăng, trong khi lợi nhuận chứng tỏ con số báo cáo về lượng khách hàng tăng là không chuẩn xác. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, Home Credit đã thực sự yếu thế trước những đối thủ cùng ngành, vì trước đó ít lâu, FE Credit công bố kết quả kinh doanh 2015 rất khả quan.

Tuy nhiên, một chuyên gia tài chính đã nghiên cứu và nhận định: "Doanh số của Home Credit thực tế không giảm. Đây là một trong những lý do giúp số lượng hợp đồng của năm 2015 tăng cao, nhưng giá bán sản phẩm có ghi nhận giảm so với những năm trước, thế nên lợi nhuận từ đó sụt giảm".

Quả vậy, nếu nhìn qua những sản phẩm của Home Credit, năm 2015 là năm công ty bắt đầu tái cơ cấu hình thức kinh doanh, tập trung bán hàng trực tuyến để tiết giảm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay ở tất cả sản phẩm. Không chỉ vậy, một năm trở lại đây, Home Credit vướng phải sự vươn lên từ các đối thủ.

Trong đó, các đối thủ trực tiếp và luôn thể hiện năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành gồm FE Credit, HD Saison, ACS... Từ đây, thị trường liên tục xuất hiện nhiều sản phẩm mới với lãi suất cạnh tranh rất hấp dẫn. Đơn cử, HD Saison có sản phẩm cho vay giáo dục, FE Credit phát hành thẻ tín dụng, ACS cho vay mua xe hơi...

Lãi suất vay sẽ giảm thêm

Ngoài ra, những CTTC mới thành lập trực thuộc quản lý của các NHTM cổ phần cũng khiến các CTTC như Home Credit phải đau đầu vì sức cạnh tranh từ các dòng tín dụng siêu nhỏ.

Năm 2016, nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập giữa các CTTC hoặc giữa ngân hàng và CTTC đã diễn ra vô cùng sôi động, có thể kể đến như Military Bank mua lại Công ty Tài chính Sông Đà, SHB mua lại Tài chính Vinaconex - Viettel, hay trước đó là Maritime Bank mua lại Tài chính dệt may...

Do vậy, dự báo năm nay và những năm tiếp theo, cạnh tranh giữa các CTTC sẽ ngày càng khốc liệt. Theo nghiên cứu của IDC, cạnh tranh mạnh nhất sẽ diễn ra trong việc giảm giá thành sản phẩm nhằm thu hút thêm khách hàng.

Tuy nhiên, người hưởng lợi lớn nhất sẽ là người tiêu dùng. Một điểm đáng lưu ý là thị trường cho vay tiêu dùng sẽ là một "mỏ vàng" của các tổ chức tín dụng trong thời gian tới. Lượng khách hàng có nhu cầu tiêu dùng chưa thể phình to trong 1 - 2 năm. Trong khi đó, số lượng CTTC thành lập mới ngày càng nhiều.

Như đã nói ở trên, những CTTC ít ỏi trong 5 năm qua vì ít có sản phẩm mới nên lãi suất liên tục duy trì ở mức cao. Hiện nay, các công ty phải cạnh tranh để vươn lên, buộc phải giảm lãi suất vay cũng như đa dạng hóa các hình thức trả góp lãi suất 0% để thu hút khách hàng.

Theo đó, không chỉ kéo giảm lãi suất về hợp lý, các CTTC còn phải đa dạng hóa hơn nữa hình thức cho vay để người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Đơn cử, thời gian qua, Home Credit buộc phải tích cực hợp tác với các đối tác để đưa ra mức lãi suất thật cạnh tranh, kể cả 0% đến với khách hàng.

Trong năm 2015, có đến 60% khách hàng của công ty này tham gia vay mức lãi suất 0% (tăng gấp 8 lần so với năm 2014), chỉ có 25% khách hàng vay với lãi suất 20% - 30% (tương đương như cho vay qua thẻ tín dụng của NH). Dự kiến, tỷ lệ khách hàng vay có lãi suất sẽ còn giảm xuống trong tương lai vì nhiều DN khác ngoài việc giảm lãi suất vay, các DN này còn ồ ạt mở ra một kênh hỗ trợ tài chính mới với nhiều ưu đãi.

Suy cho cùng, việc giảm lợi nhuận của các CTTC mở màn cho một thời kỳ mới có lợi cho người tiêu dùng. Cụ thể hơn, mặt bằng lãi suất cho vay ở thị phần này phải được điều chỉnh lại sao cho phù hợp hơn với khả năng chi trả của khách hàng.(DNSG)


Doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục “cơn sốt” thâu tóm khách sạn thế giới

“Cơn khát” khách sạn của các công ty Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Một doanh nghiệp Đại lục mới đây thâu tóm nhà điều hành 1.400 khách sạn trên toàn thế giới.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo CNN, tập đoàn bảo hiểm Anbang Insurance vừa từ bỏ thương vụ mua lại Starwood Hotels & Resorts - hãng sở hữu thương hiệu khách sạn Sheraton - hồi tháng trước, một thỏa thuận lớn khác lại vừa được công bố.

Hãng HNA Tourism đã đồng ý mua hãng Carlson Hotels, nhà điều hành chuỗi khách sạn Radisson. HNA Tourism là công ty con của tập đoàn HNA lớn hơn vốn sở hữu các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không và tài chính.

Số tiền mà doanh nghiệp Trung Quốc HNA Tourism sẽ trả chưa được tiết lộ, song công ty Đại lục sẽ có trong tay tài sản lớn: doanh nghiệp tư nhân Carlson Hotels có trong tay 1.400 khách sạn trên khắp thế giới.

Đó không phải là thương vụ khách sạn lớn của doanh nghiệp Trung Quốc ở thời điểm này.

Anbang Insurance đã từ bỏ cuộc đua giành lấy Starwood Hotels & Resorts và nhường lại cho công ty Mỹ Marriott International, song tập đoàn này vẫn đang trong quá trình đàm phán mua Strategic Hotels & Resorts với giá 6,5 tỷ USD từ hãng đầu tư Blackstone. Trước đó, Anbang Insurance đã mua khách sạn Waldorf Astoria biểu tượng ở New York với giá 1,95 tỷ USD.

Các doanh nghiệp Đại lục háo hức mua sắm từ đầu năm đến nay với nhiều thương vụ thâu tóm doanh nghiệp ngoại. Khi nền kinh tế nước nhà giảm tốc, các thương vụ sáp nhập ở nước ngoài tạo điều kiện cho các công ty Trung Quốc mở rộng.

Các khách sạn quốc tế đang hưởng lợi khi người tiêu dùng Trung Quốc vung lượng tiền mặt kỷ lục khi đi du lịch nước ngoài. Khách du lịch Trung Quốc chi 215 tỷ USD ở nước ngoài trong năm ngoái, cao hơn 53% so với năm 2014, theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới.

doanh nghiep trung quoc rut khoi thuong vu mua sheraton.

Doanh nghiệp Trung Quốc rút khỏi thương vụ mua Sheraton.

Hãng bảo hiểm Trung Quốc Anbang Insurance Group và các đối tác của họ vừa thông báo rút lại lời chào mua 14 tỷ USD cho Starwood Hotels & Resorts Worldwide, hãng quản lý sở hữu thương hiệu khách sạn Sheraton.(TN)

“Thanh khoản kém, trả cổ tức bằng tiền mặt khác nào lấy mỡ nó rán nó”

Dù đã đi qua quá nửa mùa ĐHĐCĐ, các ngân hàng vẫn đang đau đầu nhức óc để đưa ra phương án chi trả cổ tức cho đẹp lòng cổ đông mà vẫn vừa sức ngân hàng trong bối cảnh hiện tại. 
ts. nguyen tri hieu, chuyen gia tai chinh ngan hang

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng

Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh được công bố là tương đối “rực rỡ” trong năm qua, thì vấn đề đặt ra là: Tại sao ngân hàng báo lãi to mà vẫn nằng nặc đòi chia cổ tức bằng cổ phiếu?

Điệp khúc không cổ tức tiền mặt
Mới đây nhất, ĐHĐCĐ của 2 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) nóng lên trong phiên chất vấn bởi câu hỏi của cổ đông về phương án chia cổ tức.
Theo đó, các cổ đông của BIDV tỏ ra bức xúc vô cùng khi tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông trong tài liệu là 8,5% không khớp với phương án ngân hàng đưa ra trước đó là 9%. Không những thế, dù báo lãi lớn nhưng ngân hàng vẫn đòi chia cổ tức năm 2015 hoàn toàn bằng cổ phiếu, mà không hề có một đồng tiền mặt. Những bức xúc này của cổ đông không phải không có lý khi cổ đông chưa kịp vui mừng vi ngân hàng làm ăn có lãi, đã lại hụt hẫng vì không được thỏa lòng với phương án chia cổ tức.
Không kém phần căng thẳng, trong ĐHĐCĐ SCB, khi ban lãnh đạo đưa phương án “xử lý” cổ tức, tăng vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu, đã làm cho cổ đông tỏ ra hoài nghi về sự trung thực của HĐQT ngân hàng này. Theo đó, dù báo lãi nhưng cổ đông sẽ không nhận được phần trăm cổ tức nào bằng tiền mặt. Đây quả thực là một trong những tín hiệu đáng buồn của mùa ĐHĐCĐ ngân hàng năm nay.
Vậy tại sao ngân hàng liên tục báo lãi mà vẫn không đưa phương án chia cổ tức bằng tiền mặt?

“Ngân hàng thanh khoản kém, trả cổ tức bằng tiền mặt khác nào lấy mỡ nó rán nó”!
Lý giải cho vấn đề trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết: “Việc ngân hàng báo lãi lớn nhưng vẫn muốn giữ lại cổ tức làm vốn để hoạt động là một chuyện rất bình thường”. Điều đó có nghĩa là, các ngân hàng đưa phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng là chuyện dễ hiểu. Ngân hàng luôn muốn có thêm vốn để mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn vốn giữ lại được từ cổ tức là nguồn vốn tốt nhất. Như thế sẽ có lợi cho ngân hàng.
Ông Hiếu cho biết thêm: Trong câu chuyện chia cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu, có bên được lợi thì sẽ có bên thiệt hại. Khi sử dụng “tiền tươi thóc thật”, ngân hàng sẽ phải rút ra một lượng lớn tiền mặt trong ngân hàng để trả cho cổ đông. Với những ngân hàng có thanh khoản tốt sẽ là không vấn đề gì. Nhưng với những ngân hàng có thanh khoản kém, đặc biệt những ngân hàng chỉ báo lãi “khống”, thì việc này sẽ rất khó khăn.
Ông Hiếu cũng nhận định: Riêng với những ngân hàng có tính thanh khoản kém, đặc biệt những ngân hàng báo lãi khống thì việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt chẳng khác nào “lấy mỡ nó rán nó”. Nghĩa là ngân hàng phải tự lấy vốn hoạt động của mình ra để trả cho cổ đông. Do đó chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là phương án an toàn nhất đối với những ngân hàng loại này.
 
Ảnh hưởng đến niềm tin của cổ đông?
Trước mong mỏi của các cổ đông ở nhiều ngân hàng là được chia cổ tức bằng tiền mặt chứ không mặn mà với cổ phiếu, đã dấy lên lo ngại về vấn đề lòng tin của cổ đông hiện nay vào năng lực và tương lai phát triển của ngân hàng.
Nhận định về vấn đề trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: “Mong muốn được trả cổ tức bằng tiền mặt của các cổ đông là điều hiển nhiên”. Tuy nhiên, khi cổ đông mong muốn được trả cổ tức bằng tiền mặt, không có nghĩa là họ không còn tin tưởng vào tương lai hoạt động của ngân hàng đó nữa. Ông Hiếu cũng cho biết thêm, ngân hàng rất mong có những cổ đông có tầm nhìn dài hạn. Với những ngân hàng đang gặp khó khăn thì cổ đông ủng hộ phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu là điều rất có ý nghĩa và có lợi, để ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động và phát triển.
Tuy nhiên, để “động viên” cổ đông và khẳng định ngân hàng đang sống khỏe sau một thời gian ốm yếu, thì phương án khôn ngoan nhất, theo ông Hiếu là chia cổ tức 50-50, tức là 50% cổ tức bằng tiền mặt và 50% bằng cổ phiếu. Đây là một phương án tối ưu để có thể vừa làm vừa lòng các đại cổ đông, lại vừa có thể giữ lại vốn tiếp tục đầu tư kinh doanh.(Bizlive)

Bảo Việt lãi 387 tỷ đồng trong quý I, hoàn thành 32,5% kế hoạch năm

Thông tin từ Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH), kết thúc quý I/2016, tập đoàn đạt doanh thu hợp nhất 5.547 tỷ đồng, tăng trưởng 17,2% so với cùng kỳ năm 2015, lợi nhuận sau thuế thu về 387 tỷ đồng, hoàn thành 32,5% kế hoạch năm. 
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 3.538 tỷ đồng, tăng trưởng 21%; doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 1.796 tỷ đồng, tăng 8,2%; doanh thu từ hoạt động quản lý quỹ tăng trưởng 72,8% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 21 tỷ đồng, hoàn thành 27% kế hoạch năm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục gia tăng tỷ trọng so với cùng kỳ năm 2015, đóng góp tỷ trọng 79,4% trong tổng doanh thu, đạt 4.404 tỷ đồng, kế đến là hoạt động tài chính với tỷ trọng 19,1%, đóng góp 1.062 tỷ đồng vào tổng doanh thu hợp nhất quý I.
Về kết quả kinh doanh công ty mẹ, tổng doanh thu quý này đạt 320 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế đạt 252 tỷ đồng, hoàn thành 25,1% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 242 tỷ đồng.
Bảo Việt cho biết, mảng bảo hiểm nhân thọ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm với tổng doanh thu đạt 3.538 tỷ đồng (+21%), doanh thu phí bảo hiểm đạt 2.719 tỷ đồng (+29,7%), trong đó doanh thu khai thác mới đạt 525 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 3 tháng đạt 184 tỷ đồng, tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ 2015 và bám sát kế hoạch năm 2016 với 25,6%.
Trong khi đó, Bảo hiểm Bảo Việt đạt tổng doanh thu 1.796 tỷ đồng, tăng 8,2%; Lợi nhuận sau thuế đạt 99 tỷ đồng, hoàn thành 32,9% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm. Doanh thu bảo hiểm cao hơn kế hoạch 21 tỷ đồng, đạt 1.685 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 29,7 % kế hoạch năm, tăng trưởng 13,7%, thu về 108 tỷ đồng.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-05-2016

    Lương tăng 53%, nhân sự cấp cao vẫn thiếu hụt mạnh
    Vàng vẫn lấp lánh
    5 kiến nghị Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái gửi tân Thủ tướng
    Vì sao nghỉ lễ, giá vàng tăng mạnh?
    Chiến lược mới của Manulife tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-05-2016

    Nga áp “chiêu” hoàn thuế VAT để kích cầu du lịch
    Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng G-7 thảo luận về thúc đẩy đầu tư
    Các “đại gia” dầu mỏ mất tiền tỉ
    Hàng chục triệu thẻ ATM phải chuyển đổi
    Facebook có thể đạt 1.000 tỉ USD giá trị thị trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-05-2016

    Nhà bán lẻ ngoại tự do mở điểm bán lẻ dưới 500 m2?
    Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ
    Xuất siêu gần 6,6 tỷ USD vào Hoa Kỳ
    Đồng tiền mạnh nhất thế giới có mệnh giá phân số
    Nỗi buồn FPT Shop: 300 cửa hàng chia nhau 10% thị phần điện thoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-05-2016

    Nhà đầu tư Canada đề xuất đầu tư 150 triệu USD cho dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận
    Hướng dẫn hồ sơ kiểm dịch tôm hùm nhập khẩu
    Trường hợp nào được hoàn trả tiền thuế tự vệ?
    Từ 1-5, chỉ chấp nhận C/O mẫu AANZ theo quy định mới
    Khai sai mã số, bị truy thu và phạt hơn 12 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-05-2016

    Thêm nhiều ngân hàng cổ phần giảm lãi suất cho vay
    Nissan triệu hồi 3,5 triệu xe lỗi túi khí
    Tăng mạnh thuế chống bán phá giá thép nhập từ Trung Quốc
    Giá cá sấu U Minh rớt thảm
    Hà Nội và TP.HCM ký kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-05-2016

    Australia từ chối bán công ty kiểm soát 1,3% diện tích quốc gia cho Trung Quốc
    Nỗi lo 11.000 tỷ USD tại hai thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á
    Lạm phát 500%, Venezuela thậm chí không có tiền để in thêm tiền
    Số giàn khoan dầu ở Mỹ giảm gần 79%
    Không phải nhà máy hay công xưởng, những ngành hoàn toàn mới lạ này mới là đầu tàu của kinh tế Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-05-2016

    Big C về tay Thái Lan, bán lẻ Việt 'chết ngang vai'
    Không tham vấn giá đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch
    Ngăn chặn 4 container phế liệu xuất lậu trốn thuế
    Ấn Độ vẫn "dành cửa" cho DN xuất khẩu gỗ tấm của Việt Nam
    Thái Lan: Sản lượng mủ cao su giảm 50%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-04-2016

    Thị trường ngoại đem về 1.242 tỷ đồng cho FPT sau 3 tháng
    AVG đổi tên thành MobiTV
    Big C Việt Nam về tay người Thái
    Mỗi ngày, Masan thu về gần 100 tỷ đồng
    Amazon lãi hơn 500 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-04-2016

    Gỗ tấm MDF Việt Nam bị Ấn Độ áp biên độ phá giá tới 40%
    Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op: Cởi trói cho doanh nghiệp Việt trong mua bán sáp nhập
    Thái Lan xuất khẩu gạo số 1 thế giới
    Nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu khả năng đầu tư tại Việt Nam
    Trung Quốc nâng tỷ giá đồng NDT mạnh nhất 11 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-2016

    Mỹ tố Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại
    Samsung thống trị ngành chip, các đối thủ sa lầy
    Kinh tế Nga: Đặt cược vào các ngành công nghiệp truyền thông và viễn thông
    Lợi nhuận của Facebook tăng gấp 3 lần sau 1 năm
    Mua lại Instagram, một trong những vụ mua lại sinh lời nhất trong lịch sử