tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-03-2016

  • Cập nhật : 31/03/2016

ADB cảnh báo làn sóng đầu cơ mới đối với các dự án bất động sản rủi ro cao

adb canh bao lan song dau co moi doi voi cac du an bat dong san rui ro cao

ADB cảnh báo làn sóng đầu cơ mới đối với các dự án bất động sản rủi ro cao

ADB cũng chỉ ra lãi suất cho vay có thể chịu áp lực tăng lên trong giai đoạn dự báo khi lạm phát tăng dần và cầu tín dụng cũng tăng trong khi thanh khoản của ngân hàng eo hẹp hơn.

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nền kinh tế sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm tốc nhẹ xuống còn 6,5% trong năm 2017.

Báo cáo này cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì lãi suất chính sách ổn định trong năm 2015 sau khi liên tục giảm lãi suất trong những năm trước, nhưng các ngân hàng thương mại đã giảm thêm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2-0,5 điểm phần trăm. Lãi suất cho vay đã giảm một nửa kể từ năm 2011.

Lãi suất cho vay thấp hơn đã góp phần khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư, giúp tăng trưởng tín dụng đạt 18%, cao hơn so với chỉ tiêu ban đầu 13-15% mà chính phủ đề ra. Tổng phương tiện thanh toán ước tính tăng 14%.

ADB chỉ ra NHNN đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2016 là 18%-20% để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn. Lãi suất cho vay có thể chịu áp lực tăng lên trong giai đoạn dự báo khi lạm phát tăng dần và cầu tín dụng cũng tăng trong khi thanh khoản của ngân hàng eo hẹp hơn.

Đồng thời, tổ chức này cảnh báo tiến bộ chậm chạp trong kế hoạch cải cách ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước là những nguy cơ đe dọa triển vọng tích cực của nền kinh tế. Các ngân hàng thiếu vốn và thiếu minh bạch tài chính sẽ tiếp tục dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng tín dụng phục hồi có thể dẫn đến một làn sóng đầu cơ mới đối với các dự án bất động sản rủi ro cao.

Để giảm thiểu những rủi ro này, NHNN đã có bước đi trong đầu năm 2016 nhằm thắt chặt các yêu cầu cho vay vốn đối với bất động sản, và hạn chế tiềm năng mất đối xứng kỳ hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo ADB, tiến bộ hơn nữa trong kế hoạch củng cố hệ thống ngân hàng, tăng cường tính minh bạch, phân loại tài sản, giải quyết nợ xấu và các yêu cầu công khai thông tin sẽ là những yêu cầu sống còn để tăng cường được sức mạnh của khu vực ngân hàng.


Dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi cao nhất trong 21 tháng

dong von chay vao thi truong moi noi cao nhat trong 21 thang

Dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi cao nhất trong 21 tháng

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), các thị trường mới nổi trên thế giới đã đón nhận dòng vốn lên đến 36,8 tỷ USD trong tháng 3 năm nay, mức cao nhất kể từ tháng 6/2014. Trong đó, Châu Á là khu vực códòng vốn chảy vào lớn nhất.

Báo cáo của IIF cho biết thị trường trái phiếu và chứng khoán ở các nước mới nổi đều chứng kiến dòng tiền chảy vào lớn do chính sách tích cực của các ngân hàng trung ương và niềm tin của nhà đầu tư phục hồi.

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế vĩ mô ở các thị trường mới nổi chưa được cải thiện, dòng tiền chảy vào trong tháng 3 chủ yếu là nhờ sự lạc quan của nhà đầu tư và việc Fed giữ nguyên lãi suất hôm 16/3. Dòng tiền trong tháng 3 cũng vượt xa con số 5,2 tỷ USD của tháng 2 và lớn hơn mức trung bình 22 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2014.

Dòng vốn chảy vào đã kết thúc vào 24/3, sau khi kéo dài gần một tháng, biến tháng 3 thành khoảng thời gian có dòng vốn tăng dài nhất kể từ khi IIF công bố dữ liệu về luân chuyển vốn trên thế giới.

Châu Á đã thu hút được 20,6 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi trên toàn thế giới.

“Các nhà đầu tư đã đổ xô trở lại thị trường chứng khoán Hàn Quốc trong khi hoạt động phát hành trái phiếu trong khu vực trở nên nhộn nhịp hơn bình thường”, báo cáo viết.

Mỹ Latin cũng đón nhận dòng vốn lớn với 13,4 tỷ USD, nhờ sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với Brazil. Các nhà đầu tư đã bơm hơn 2 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Brazil do giá rẻ và những hy vọng về cải cách chính trị ở nước này. Viễn cảnh tổng thống Brazil, Dilma Rousseff bị khởi tố đã làm chỉ số chứng khoán Bovespa tăng 23% trong 30 ngày qua.

Nhưng IIF cảnh báo dòng vốn lớn trong tháng ba có thể không kéo dài lâu. “Thời gian tới sẽ khó khăn hơn khi các thị trường có dấu hiệu đi xuống trong vài ngày gần đây. Fed đã cho thấy quan điểm thận trọng hơn và giá cổ phiếu cũng không còn hấp dẫn nhà đầu tư nữa”.

Trong một báo cáo mới được công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán triển vọng của các thị trường mới nổi trong thời gian tới là không mấy sáng sủa.

IMF cảnh báo các thị trường mới nổi thiếu cơ chế trao đổi song phương mà hỗ trợ các nền kinh tế phát triển trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này làm cho các nước mới nổi dễ tổn thương hơn trước các tác động bên ngoài.


Singapore chi số tiền kỉ lục để cải tổ nền kinh tế

singapore chi so tien ki luc de cai to nen kinh te

Singapore chi số tiền kỉ lục để cải tổ nền kinh tế

Lần đầu tiên trong lịch sử, Singapore đề ra mức dự chi ngân sách kỉ lục là khoảng 53 tỉ USD với tham vọng tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế.

Singapore - nền kinh tế hàng đầu khu vực - vừa đưa ra kế hoạch ngân sách táo bạo trong năm 2016 sẽ bắt đầu từ ngày 1/4. Ngân sách năm tài khóa 2016 của Singapore chủ yếu phân bổ ở 4 lĩnh vực chính là kinh tế, con người, nhà ở và an ninh.

Một phần quan trọng của khoản ngân sách này sẽ tập trung giải quyết các thách thức kinh tế mà Singapore đang phải đối mặt. Trong đó, đáng chú ý là khoản tiền 4,5 tỉ SGD dành cho chương trình chuyển đổi ngành công nghiệp.

Mục đích của chương trình này là nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và hệ thống doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới. Chương trình này sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Singapore , trở nên mạnh mẽ hơn để có thể hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong thời gian tới.

Cùng với đó, Chính phủ sẽ tích cực hỗ trợ người dân tìm việc làm thông qua tăng cường các chương trình dạy nghề và đào tạo các kỹ năng mới, đặc biệt trong các lĩnh vực mới đang phát triển nhanh. Singapore cũng sẽ chi tiêu mạnh tay cho các lĩnh vực giáo dục, y tế và giao thông. Khoản ngân sách cho 3 lĩnh vực này đều tăng gấp 2 - 6 lần so với 10 năm trước đây.

Nhiều chuyên gia đánh giá, kế hoạch ngân sách mới của Singapore tuy không phải là khoản chi bom tấn nhưng sẽ tạo nền tảng định hình tương lai của đảo quốc sư tử.


Không phải Mỹ, Châu Á mới là nơi tốt nhất để đạt được... 'giấc mơ Mỹ'

“Giấc mơ Mỹ” – câu chuyện từ tay trắng lập nghiệp trở nên giàu có dường như đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết tại những quốc gia châu Á đang phát triển thay vì Mỹ.

Năm 1998, Peter Mandelson – thành viên đứng đầu chính phủ mà sau này là đảng Lao động Anh nói rằng ông “cảm thấy hoàn toàn thoải mái với những người dùng mọi thủ đoạn để trở nên giàu có, miễn là họ đóng thuế đầy đủ”.

Ngày nay, Cựu Bộ trưởng bộ thương mại Anh Lord Mandelson cảm thấy tình hình trở nên căng thẳng hơn, ông ấy lo lắng về sự gia tăng bất bình đẳng và đình trệ trong thu nhập của tầng lớp trung lưu do toàn cầu hóa.

Tổng giám đốc IMF là bà Cristine Lagarde thì khẳng định rằng việc gia tăng bất bình đẳng tạo ra “bóng đen” phủ khắp kinh tế toàn cầu. Báo cáo mới đây của OECD cảnh báo rằng sự bất bình đẳng sẽ là “thử thách về chính sách lớn nhất cho tất cả các quốc gia trên thế giới”.

Một nghiên cứu mới đây mang tên: “Rich People, Poor Countries: The Rise of Emerging-Market Tycoons and their Mega Firms” của Caroline Freund đến từ viện Peterson tại Washington đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nhận thức về thách thức kể trên.

Bà Freund đã chỉ ra khác biệt giữa tỷ phú ở những quốc gia giàu có và tại những nền kinh tế đang phát triển – nơi số lượng tỷ phú ngày một tăng với tốc độ chóng mặt.

Trong năm 2004, những nền kinh tế đang phát triển chiếm 20% trong tổng số 587 tỷ phú theo thống kê của Forbes. Tuy nhiên tới năm 2014, con số này đã tăng lên 43% trong số 1.645 tỷ phú.

Tại các nước phát triển, tỷ lệ tỷ phú tự thân (thay vì thừa kế tài sản) gần như không đổi trong giai đoạn từ 2000 – 2014 ở mức 60%. Tuy nhiên tại các quốc gia đang phát triển, con số tương tự lại tăng từ 56% - 79%.

Bà Freund tranh luận rằng nhóm phát triển nhanh nhất trong số những tỷ phú ở các quốc gia đang phát triển được gọi là các doanh nhân “Schumpeterian” – những người xây dựng và quản lý những công ty lớn tham gia vào cuộc chơi trên thị trường toàn cầu.

Sự gia tăng của những tỷ phú như vậy – bà nói rằng có thể là kết quả của quá trình chuyển đối cấu trúc và phát triển nhanh chóng tại các quốc gia đang phát triển. Khi nền kinh tế của họ được mở rộng – giống như những gì nước Mỹ đã làm được vào cuối thế kỷ 19, các công ty lớn bắt đầu hình thành– tạo lập sự giàu có đồng thời đóng góp vào tốc độ phát triển toàn cầu bằng những sản phẩm tiên phong và tạo ra việc làm.

Bà Freund cũng phân loại những tỷ phú tự thân thành 4 loại: Những người có tài sản từ quản lý chuyển nhượng hay những hình thức cho thuê khác; Những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính và bất động sản; Những nhà sáng lập của các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng trên thị trường; Và những lãnh đạo làm thuê ở các công ty lớn được trả mức lương cao.

“Giấc mơ Mỹ” – câu chuyện từ tay trắng lập nghiệp trở nên giàu có dường như đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết tại những quốc gia châu Á đang phát triển thay vì Mỹ.

Theo Freund, chỉ 2 hình thức tỷ phú cuối cùng mới được coi là những doanh nhân thật sự.

Điều đáng nói là nếu như trong năm 2001, chỉ 12% tỷ phú tại những quốc gia đang phát triển được xếp vào hàng ngũ này thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên 35%.

Những ví dụ điển hình nhất có thể kể đến Terry Gou – nhà sáng lập của tập đoàn Hon Hai – một gã khổng lồ điện tử vào năm 1974 với số vốn ban đầu là 7.500 USD. Sự mở rộng lớn mạnh tại Trung Quốc của tập đoàn này đã khiến họ trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc với lực lượng lao động đạt gần 1 triệu người.

Dilip Shanghvi thành lập nên công ty Sun Pharmaceutical vào năm 1982 với 1.000 USD vay từ cha của mình. Hiện công ty này đã trở thành nhà sản xuất thuốc lớn nhất Ấn Độ với 16.000 công nhân và giá trị thị trường đạt 27 tỷ USD.

Zhou Qunfei bắt đầu làm việc trong trang trại của gia đình ở Hunan và sau đó là công nhân trong một nhà máy tại Quảng Đông trước khi mở công ty về màn hình cảm ứng. Zhou hiện là một trong những nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất thế giới. Công ty của cô là Lens Technology hiện có 60.000 công nhân và vốn hóa thị trường đạt gần 12 tỷ USD.

Nhìn chung, “GIẤC MƠ MỸ” – câu chuyện từ tay trắng lập nghiệp trở nên giàu có dường như đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết tại những quốc gia châu Á đang phát triển thay vì Mỹ.

Sư nổi lên của những “gã khổng lồ” này giống như là sự xuất hiện của những công ty lớn tại Mỹ và châu Âu cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tại Nhật Bản những năm 1950 - 1960 hay Hàn Quốc giai đoạn 1960 – 1970.

So sánh với Mỹ, thậm chí thành tựu này còn ấn tượng hơn rất nhiều.

Nhờ nhanh chóng nắm bắt được thị trường mới và tìm ra cách thức phục vụ tốt nhất, những ông trùm tỷ phú Trung Quốc như Jack Ma của Alibaba hay Robin Li của Baidu đang làm được những điều mà các tỷ phú Mỹ trước đây như Andrew Carnegie hay John D. Rockefefller làm được với dầu mỏ và thép.


Bức tranh u ám của kinh tế thế giới nhìn từ những con tàu chở hàng trên biển

buc tranh u am cua kinh te the gioi nhin tu nhung con tau cho hang tren bien

Bức tranh u ám của kinh tế thế giới nhìn từ những con tàu chở hàng trên biển

Xét lại quãng thời gian vài năm trở lại đây, nhiều chỉ số đo lường hoạt động vận tải hàng hóa trên toàn thế giới đang phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Vận tải hàng hóa là ngành công nghiệp có liên hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế trên khắp thế giới, phản ánh đúng nhịp độ, sức khỏe của hoạt động công nghiệp sản xuất, dịch vụ, thương mại trong nền kinh tế toàn cầu. Do vậy bấy lâu nay việc theo dõi các chỉ báo vận tải hàng hóa mà đặc biệt là ngành vận tải biển – con đường vận chuyển hàng hóa chủ yếu trên thế giới hiện nay, vẫn được xem là cách dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng.

Xét lại quãng thời gian vài năm trở lại đây, nhiều chỉ số đo lường hoạt động vận tải hàng hóa trên toàn thế giới đang phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đi vào phân tích chi tiết sẽ thấy nhiều yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh tế đang xấu đi rõ rệt.

Đầu tiên là Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng to lớn tới kinh tế toàn cầu. Cùng đánh giá hoạt động vận tải hàng hoá bằng tàu hỏa tại Mỹ – đây là quốc gia có mạng lưới đường sắt dày đặc nhất thế giới, tỏa khắp tất cả các bang của quốc gia này. Nhờ sự tiện lợi và chi phí rẻ, vận tải hàng hóa bằng đường sắt chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ ngành vận tải hàng hóa của nước Mỹ cả trong quá khứ, hiện tại lẫn tương lai. Theo Hiệp hội đường sắt Mỹ thì kể từ giữa tháng 3/2015 tới nay, khối lượng vận chuyển đối với các sản phẩm nông nghiệp, hóa chất, than đá, kim loại, ô tô và hàng hóa khác trên đất Mỹ đã giảm dần sau mỗi tuần.

Khối lượng hàng hóa mà các công ty vận tải phải chuyên chở đang giảm dần đồng nghĩa là hoạt động kinh tế cũng đang bị suy giảm. Viện nghiên cứu kinh tế Prestige Economics tại Texas, Mỹ đã dành một thời gian dài để phân tích các số liệu về khối lượng hàng hóa đã được vận chuyển tại Mỹ từ nguồn dữ liệu do MHI khảo sát (hay MHIA - Materials Handling Industry trade association of America – Hiệp hội thương mại ngành công nghiệp bốc xếp hàng hóa Mỹ). MHI họ đưa ra mức điểm cân bằng là 50 điểm như nhiều chỉ báo kinh tế khác. Kết quả khảo sát thực tế cao hơn hay thấp hơn 50 sẽ tương ứng với sự mở rộng hay thu hẹp của động kinh doanh, sản xuất trong nền kinh tế.

Trong tháng 1/2016, mức điểm là 52, giảm đáng kể so với mức trung bình 60 của các tháng trước đó. 48% số công ty được khảo sát đã phản hồi rằng lượng hợp đồng thuê vận chuyển, bốc xếp mới trong tháng 1 suy giảm.

Tình hình bên ngoài nước Mỹ cũng không có nhiều điểm sáng. Theo dữ liệu thống kê, tính tới tháng 11/2015 đã có 197.400 đơn vị Côngtenơ (theo chuẩn TEU) được vận chuyển từ Bắc Mỹ tới châu Âu trong tháng 11/2015, giảm 22% so với mức đỉnh của năm 2014, cũng như thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh của các khoảng thời gian cùng kỳ của 2013, 2012.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang là tâm điểm của những lo lắng bất ổn kinh tế đối với toàn cầu. Theo báo cáo được công bố trên website của công ty nghiên cứu Clarkson, mức nhập khẩu than cốc (dùng trong sản xuất thép), than nhiệt (dùng trong các nhà máy nhiệt điện) và quặng sắt của Trung Quốc đã giảm 4,2% trong năm 2015, và được dự báo sẽ giảm thêm 2,4% trong năm nay. Nếu dự báo của Clarkson Research là chính xác, thì lượng nhập khẩu than nhiệt chuyên chở bằng đường biển cho các nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc tính từ năm 2013 tới hết năm 2016 này đã giảm khoảng 40%.

Ngoài ra trong báo cáo của hãng nghiên cứu IHS Global về hoạt động vận tải biển, tốc độ trung bình hàng ngày của các đội tàu vận tải trên thế giới đã giảm khoảng 10% kể từ giữa năm 2008 tới nay và giảm đều qua các năm. Lời giải thích hợp lý nhất là do các công ty vận tải lo ngại về nhu cầu yếu đối với dịch vụ của họ do vậy họ cho tàu chạy với nhịp độ chậm lại nhằm hạn chế tối đa những khoảng thời gian tàu nhàn rỗi. Ngoài ra phải nói thêm rằng số lượng tàu vận tải biển trên thế giới đã tăng gấp đôi kể từ 2008 mà trong đó không ít các tàu cỡ lớn với trọng tải từ 150.000 tấn trở lên do đó tăng tính cạnh tranh về chi phí.

Tất cả các chỉ số đều đang vẽ nên một bức tranh triển vọng kém lạc quan đối với kinh tế thế giới. Và sự co cụm của ngành vận tải hàng hóa bằng đường sắt của Mỹ - nền kinh tế hàng đầu thế giới, lại gợi nhớ tới đợt khủng hoảng kinh tế xuất phát từ nền kinh tế này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục