Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính, dự thảo bổ sung, sửa đổi các Luật Thuế sẽ được trình lên và thông qua ngay tại Kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới.
Ngân sách giảm thu 1.200 tỷ mỗi năm khi điều chỉnh thuế TTĐB với ô tô?
- Cập nhật : 03/09/2015
(Tin kinh te)
Theo tính toán về tác động giảm Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe ô tô được Bộ Tài chính mới đưa ra, thu ngân sách Nhà nước có thể giảm khoảng 1.200 đồng mỗi năm.
Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế sáng ngày 1/9.
Theo đó, Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với các dự án sản xuất ô tô, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng phương án sửa đổi chính sách thuế TTĐB và thuế TNDN theo hướng giảm thuế suất Thuế TTĐB đối với dòng xe nhỏ, ưu tiên phát triển, tăng thuế suất Thuế TTĐB đối với dòng xe có dung tích lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Ưu tiên dòng xe nhỏ, tăng thuế xe dung tích lớn
Đồng thời, áp dụng mức ưu đãi thuế TNDN ưu đãi hơn quy định hiện hành đối với các dự án quy mô lớn sản xuất các dòng xe ưu tiên và dự án sản xuất các cụm chi tiết quan trọng.
Cụ thể, bổ sung vào diện ưu đãi thuế TNDN áp dụng thuế suất 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Bao gồm: các dự án sản xuất dòng xe ưu tiên nếu đáp ứng các tiêu chí về vốn, sử dụng lao động, tốc độ giải ngân vốn đầu tư; dự án đầu tư mới để sản xuất các cụm chi tiết quan trọng, gồm sản xuất động cơ, cầu truyền động, hộp số.
Với thuế suất thuế TTĐB được điều chỉnh theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ hơn quy định lại Luật thuế TTĐB hiện hành. Trong đó, giảm mức thuế suất Thuế TTĐB đối với các dòng xe ưu tiên phát triển.
Áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe đến 9 chỗ có dung tích trên 3,0 lít tiêu hao nhiên liệu, kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, lượng khí thải lớn.
Ngân sách mất 1.200 tỷ mỗi năm?
Tuy nhiên, với dòng chở người đến 9 chỗ là dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập người dân sẽ ưu tiên phát triển.
Cụ thể, đối với dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống sẽ giảm thuế suất thuế TTĐB; nhưng tăng mức thuế suất đối với dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.000cm3 trở lên.
Đồng thời, giảm mức thuế suất với các dòng xe chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, từ 16 đến dưới 24 chỗ và điều chỉnh thuế suất đối với xe vừa chở người vừa chở hàng.
Việc sửa đổi thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô đảm bảo tính đồng bộ với chiến lược ngành ô tô, khuyến khích việc sản xuất và tiêu thụ dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.
Chính sách này cũng không khuyến khích việc sản xuất và tiêu thụ các dòng xe tiêu hao nhiên liệu, kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, lượng khí thải ra môi trường lớn.
Đối với thu ngân sách, hiện cơ sở sản lượng tiêu thụ xe ô tô (chịu thuế TTĐB) năm 2014 khoảng 126.135 xe, giá bán xe ô tô bằng giá bán năm 2014. Do đó, nếu áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB như dự thảo, sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước từ thuế TTĐB khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, cũng theo tính toán thì đây là số giảm thu ước tính trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Nếu cân nhắc các yếu tố như ảnh hưởng gia tăng sức mua do giá xe giảm thi thuế TTĐB giảm, sự gia tăng về nhu cầu sử dụng xe ô tô, thì số thu ngân sách sẽ thấp hơn con số này.
Với các khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu: sửa đổi theo hướng chi phí trả lĩa tiền vay tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu đối với lĩnh vực sản xuất; vượt quá 4 lần đối với các lĩnh vực còn lại