Cả đảng cầm quyền (Đảng Dân chủ tự do) và đảng đối lập (Đảng Dân chủ) ở Nhật Bản đều dành ủng hộ toàn diện cho mối quan hệ Việt - Nhật.
“Điểm đen” về giao thông ở Hà Nội: Thêm dự án ngàn tỉ để “sửa lỗi”?
- Cập nhật : 16/09/2015
(Tin kinh te)
Cầu vượt QL5 nối với cầu Thanh Trì được hoàn thành từ năm 2007 nhưng ngay sau khi được đưa vào sử dụng đã thấy ngay tính bất cập của nó: Các giao cắt của các tuyến đường dẫn gây nhiều xung đột cho các phương tiện dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên QL5. Hiện Bộ GTVT đã triển khai một dự án để “sửa lỗi” nút giao này bằng việc thêm 4 nhánh nút giao với tổng vốn lên tới trên 1.700 tỉ đồng.
Nút giao kỳ quặc nhất Hà Nội gây ách tắc
Theo ghi nhận của PV , tại nút giao này, các phương tiện từ Hà Nội đi qua cầu vượt, rẽ phải để đi Hải Phòng phải đi cắt vuông góc với QL5, xung đột với các phương tiện trên QL5 đi từ Hải Phòng về Hà Nội. Tương tự, vài dòng xung đột khác như các phương tiện chiều từ cầu Chui (Gia Lâm) đi Lạng Sơn với các phương tiện trên QL5 đi từ Hải Phòng về Hà Nội.
Nhằm giải quyết các xung đột này, người ta đã phải bố trí hai cụm đèn tín hiệu giao thông tại hai nút chia ra từ nút giao thông tổng thể này. Thời gian chờ tín hiệu để qua mỗi nút giao thông này cỡ khoảng 60 - 90 giây, hai nút lại rất gần nhau, trong khi mật độ phương tiện giao thông trên QL5 là rất lớn nên thường hay gây ra ùn tắc dài.
Việc ách tắc này kéo dài vài năm nay, đã có ý kiến cho rằng cách phân luồng này bất hợp lý và bị cho là kỳ quặc nhất Hà Nội. Theo các tài xế thường xuyên qua lại nơi đây, tại sao không thiết kế đường dẫn từ trên cầu Thanh Trì xuống thẳng mặt đường QL5 giống như thiết kế cầu Vĩnh Tuy, vừa tránh giao cắt làn đường khác, vừa thông suốt tuyến đường. Bộ GTVT cũng đã có giải thích thiết kế cầu không sai vì nếu thiết kế giống cầu Vĩnh Tuy sẽ không đáp ứng được lưu lượng xe từ QL1A xuống đường QL5, thứ hai là việc làm đường dẫn thẳng từ trên cầu xuống QL5 khó tránh hành lang đường sắt Bắc Nam, gây tắc cục bộ tại ngã tư Trâu Quỳ.
Dự án ngàn tỉ để sửa lỗi
Tuy nhiên, việc bổ sung thêm 4 nhánh nút giao này cho thấy sự bất hợp lý trên và để giải cứu sự bất hợp lý này, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã triển khai xây dựng hạng mục nút giao này từ tháng 10.2014 với 4 nhánh cầu kết nối giữa QL5 và cầu vượt QL5 đường dẫn cầu Thanh Trì. Dự án đầu tư điều chỉnh nút giao giữa dự án cầu Thanh Trì với QL5 - TP.Hà Nội (nút giao Cổ Bi) do Bộ GTVT làm chủ đầu được thực hiện bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng với thời gian thi công là 18 tháng. Sau khi dự án đi vào khai thác, người dân sẽ không phải chịu cảnh ách tắc hàng giờ đồng hồ tại nút cổ chai này.
Theo Ban QLDA Thăng Long, dự án thuộc địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội có tổng mức đầu tư hơn 1.718 tỉ đồng. Dự án sẽ xây dựng, cải tạo nút giao hiện tại dạng bán hoa thị thành nút giao liên thông khác mức kiểu hoa thị hoàn chỉnh với 4 nhánh cầu với mặt cắt ngang mỗi nhánh từ 7 - 9m, mở rộng cầu vượt QL5 ghép nối với các nhánh cầu, mở rộng mặt đường QL5.
Trong đó các nhánh rẽ phía Bắc giữ nguyên như hiện tại, xây dựng mới các nhánh rẽ phía Nam kết hợp với dịch chuyển một phần của tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, mở rộng QL5 (đường Nguyễn Văn Linh) trong phạm vi nút giao, vuốt nối đường vành đai 3 hiện tại với cầu vượt của các nhánh rẽ. Với quy mô mở rộng và có vận tốc thiết kế 80km/h; xây dựng các nhánh giao (nhánh rẽ phía Nam) để tách nhập từ đường vành đai 3 với QL5, vận tốc thiết kế 40km/h, bề rộng 7,1 - 9,1m; đường vành đai 3 đoạn vuốt nối với nhánh rẽ được mở rộng quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h; cải dịch đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đoạn Km11+204,9 - Km13+208,29 về phía Nam khoảng 40m so với vị trí hiện tại, quy mô đường sắt khổ 1.000mm, đường sắt cấp I, vận tốc thiết kế lớn nhất 120km/h.
Đại diện đơn vị thi công (Cienco 4) Võ Văn Trường cho biết, dự kiến công trình sẽ thông xe trong ngày 15.10.2015.