tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 05-11-2015

  • Cập nhật : 05/11/2015

Tuần dương hạm Hải quân Pháp đến Đà Nẵng

Sáng 4-11, tuần dương hạm “Le Vendémiaire” thuộc lực lượng hải quân Pháp cập cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng, thăm hữu nghị trong sáu ngày.

tuan duong ham “le vendemiaire” cap cang tien sa (tp da nang) - anh: phan thanh

Tuần dương hạm “Le Vendémiaire” cập cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng) - Ảnh: Phan Thành

Theo đó, tuần dương hạm “Le Vendémiaire” do trung tá Daniel Lopez chỉ huy đoàn dẫn đầu cùng 95 thành viên thủy thủ đoàn ghé thăm TP Đà Nẵng từ ngày 4 đến ngày 9-11.

Ngay sau khi cập cảng Tiên Sa, chỉ huy đoàn tuần dương hạm “Le Vendémiaire” đã có cuộc họp báo ngắn ngay dưới cầu cảng để thông tin về tàu và một số hoạt động trong thời gian tàu lưu lại.

Cụ thể, đoàn sẽ chào xã giao lãnh đạo TP Đà Nẵng và có một số hoạt động giao lưu với chính quyền địa phương, Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân, Quân khu 5 như: huấn luyện chung trên biển, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động của Nhà nước trên biển, mời người dân cùng kiều dân Pháp đang sinh sống tại Đà Nẵng lên tham quan tàu, giao lưu bóng đá, bóng chuyền chuyền cùng các chiến sĩ hải quân Việt Nam, tham quan một số danh thắng ở Đà Nẵng…

Trả lời báo giới tại buổi họp báo, trung tá Daniel Lopez cho hay, nhiệm vụ chính của tàu là có mặt trong tất cả khu vực của Thái Bình Dương, tăng cường thắt chặt mối quan hệ với những nước ven bờ Thái Bình Dương, chia sẻ hợp tác trong mối quan hệ với các nước.

Ngoài ra tàu cũng có nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trên biển khi cần thiết.

“Mục đích của chuyến thăm lần này là nhằm tăng cường phát triển quan hệ hợp tác giữa Hải quân Pháp và Hải quân Việt Nam cũng như với người dân Đà Nẵng”- trung tá Daniel Lopez nhấn mạnh.

Tuần dương hạm Vendémiaire có chiều dài 93,5m, chiều rộng 14m và chiều cao 37,1m với trọng tải tối đa 2.500 tấn.

Trên tàu trang bị một máy bay trực thăng và nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có một tháp pháo 100 mm, hai tên lửa hạm đối hạm, hai súng máy F2 20 mm và bốn súng máy 12,7 mm.

Tuần dương hạm “Le Vandémiaire” được đưa vào phục vụ hải quân từ năm 1993, hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương và có căn cứ tại Nouméa, Nouvelle Calédonie.

Đây là lần thứ 4 tuần dương hạm này ghé thăm và có nhiều hoạt động giao lưu với TP Đà Nẵng, lần gần đây nhất là tháng 11-2014.


Báo chí quốc tế bình luận về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập

Báo chí quốc tế cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố và cải thiện quan hệ song phương.
chu tich trung quoc tap can binh. anh: reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 5 đến 6/11.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiếu Dũng nói rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy sự phát triển tương lai của quan hệ Việt - Trung.

"Chủ tịch Tập cùng các lãnh đạo Việt Nam dự kiến sẽ thảo ra đường hướng cho sự phát triển của quan hệ Việt - Trung trong kỷ nguyên mới, từ tầm nhìn chiến lược và dài hạn", ông Hồng nói.

Đài phát thanh nhà nước Trung Quốc China Radio International (CRI) viết trên trang tin điện tử của mình rằng chuyến thăm diễn ra khi Trung Quốc và Việt Nam nỗ lực giảm căng thẳng trong tranh chấp kéo dài ở Biển Đông.

Các cuộc thảo luận giữa hai bên có thể bao gồm cách giảm bớt căng thẳng song phương và các vấn đề khác trong khu vực, CRI viết.

Trong một bài báo khác, Xinhua dẫn lời ông Lý Quân, quan chức cấp cao trong Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) nhấn mạnh rằng đây là "chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của ông Tập với tư cách là tổng bí thư CPC và chủ tịch Trung Quốc".

"Mặc dù diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, chuyến thăm dự kiến ​​sẽ đạt được nhiều thành quả", ông Lý nói.

The Diplomat nêu bối cảnh chuyến thăm của ông Tập, khi những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh thực hóa yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Tháng 5/2014, Trung Quốc còn triển khai giàn khoan Hải Dương 981 vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền và nhân dân Việt Nam. Sau khi rút giàn khoan về, Trung Quốc đã tăng tốc hoạt động bồi đắp và cải tạo các bãi đá tại Trường Sa, xây dựng một số đường băng trên các thực thể đó.

Với tất cả những điều này, The Diplomat cho rằng ông Tập sẽ đến Hà Nội với nhiệm vụ là khởi động lại quan hệ với Việt Nam.

Reuters lưu ý rằng chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến vào thời điểm căng thẳng sau khi Mỹ cử một tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Việt Nam hôm 29/10 ra tuyên bố về việc Mỹ điều tàu tuần tra áp sát đảo nhân tạo ở Trường Sa, tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời ông Trương Đức Duy, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, cho rằng chuyến thăm sắp tới của ông Tập được kỳ vọng sẽ vực dậy quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Singapore và ASEAN.

"Chuyến thăm sắp tới của ông Tập tới Việt Nam và Singapore sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc phát triển lành mạnh và bền vững, để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực", CCTV dẫn lời nhận xét.

Cựu đại sứ Trương đánh giá rằng trong thời gian qua, Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều bất đồng trong vấn đề Biển Đông, nhưng hai nước luôn tìm cách tìm ra những điểm tương đồng từ sự khác biệt, và chuyến thăm của ông Tập sẽ tăng cường quan hệ "đồng chí và anh em" giữa hai nước.

Cũng theo ông Trương, chuyến công du Việt Nam và Singapore lần này của ông Tập sẽ góp phần hòa hợp sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc khởi xướng cách đây hai năm và kế hoạch "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" của Việt Nam, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong sản xuất, xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, thương mại, cơ sở hạ tầng và đầu tư.

Eurasia Review dẫn lời tiến sĩ Subhash Kapila thuộc Nhóm Phân tích Nam Á cho rằng chuyến công du Việt Nam lần này của ông Tập là một cơ hội để Bắc Kinh "khởi động lại" quan hệ với Việt Nam. Theo tiến sĩ Kapila, mối quan hệ giữa hai nước chỉ có thể thực sự được "tái khởi động" nếu Trung Quốc chấm dứt những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.(VNexpress)


Việt Nam - Lào họp bàn phát triển quan hệ song phương

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cùng người đồng cấp Lào Thoonglun Sisulith cùng chủ trì cuộc họp tham vấn bàn hướng triển khai các văn kiện mới ký kết để phát triển quan hệ giữa hai nước.
pho thu tuong pham binh minh va nguoi dong cap lao thoonglun sisulith chu tri cuoc hop tham van cap bo truong ngoai giao lan hai. anh: ttxvn.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và người đồng cấp Lào Thoonglun Sisulith chủ trì cuộc họp Tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần hai. Ảnh: TTXVN.

 

Cuộc họp Tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần hai diễn ra hôm nay do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thoonglun Sisulith đồng chủ trì. Cuộc họp nằm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 2 đến 5/11 của ông Sisulith.

Phó thủ tướng hai nước nhất trí triển khai hiệu quả các văn kiện hợp tác quan trọng được ký kết trong năm 2015, đánh giá cao việc khai trương mô hình kiểm tra "một cửa, một lần dừng" tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan vào tháng 2, tiếp tục triển khai các biện pháp để vận hành hiệu quả mô hình này.

Hai bên mong muốn sớm hoàn tất đàm phán Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào, Hiệp định Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào để kịp ký trước cuối năm nay.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Lào tạo thuận lợi hơn về thủ tục nhập quốc tịch và cấp thẻ cư trú dài hạn cho bà con Việt kiều, cấp thị thực lao động dài hạn cho lao động Việt Nam, cho phép lập thêm các hội Việt kiều.

Hai phó thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, tiếp tục phối hợp với những nước thành viên ASEAN khác duy trì lập trường và tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề quan trọng của khu vực.

Chiều cùng ngày, được sự ủy quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chuyển giao cho Lào một số trang thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2016.


Khai thác tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam - Iceland

Tổng thống Cộng hòa Iceland Ólafur Ragnar Grímsson và phu nhân ngày 3-11 bắt đầu thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tổng thống Ólafur Ragnar Grímsson sinh năm 1943 và giữ chức vụ tổng thống Iceland từ năm 1996 đến nay. Ông được bầu lại vào các năm 2000, 2004, 2008 và 2012.

Tháp tùng ông trong chuyến thăm lần này có ông Gunnar Bragi Sveinsson, bộ trưởng ngoại giao; ông Stefán Haukur Jóhannesson, thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao; ông Örnólfur Thorsson, tổng thư ký văn phòng tổng thống; ông Stefán Skjaldarson, đại sứ Iceland tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam; ông Jóhann Sigurjónsson, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu biển; ông Gudni Jóhannesson, tổng giám đốc Viện Năng lượng quốc gia; ông Ari Kristinn Jónsson, hiệu trưởng Trường đại học Reykjavik.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Ólafur Ragnar Grímsson nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, khai thác các thế mạnh và tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Iceland trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục...; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tìm hiểu và tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư; thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA); tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn quốc tế mà hai nước là thành viên; đồng thời trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.


Các nông, lâm trường hoạt động kém hiệu quả

Ngày 3.11, tại TP.HCM, Tổng hội Nông nghiệp VN (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức hội thảo 'Phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới'.
Báo cáo tại hội thảo cho biết hiện cả nước có 642 nông, lâm trường được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chiếm 90% tổng diện tích đất đang sử dụng, nhưng trong 10 năm (2004 - 2014) hiệu quả kinh tế từ ngành trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và các loại lâm sản lại không tương xứng với nguồn lực được giao.
Biểu hiện cụ thể là các nông, lâm trường này được nhà nước giao quản lý với diện tích đất đai khá lớn - trên 7,9 triệu ha; trong đó có 2,4 triệu ha rừng sản xuất; gần 639.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và 236.619 ha đất chưa sử dụng. Với diện tích đất được giao như vậy nhưng trong suốt 10 năm các nông, lâm trường này nộp ngân sách chỉ có 1.809 tỉ đồng. Bên cạnh đó, trong việc quản lý các nông, lâm trường còn nhiều sai phạm như: giao khoán sử dụng sai mục đích, sai đối tượng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai còn khá phổ biến, việc sử dụng đất kém hiệu quả.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục