tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 21-01-2016

  • Cập nhật : 21/01/2016

Gây giảm sút uy tín chính quyền địa phương, dắt nhau vào tù

Theo tòa, hành vi của các bị cáo đã gây hậu quả nghiêm trọng, giảm sút uy tín chính quyền địa phương, hạ thấp kết quả xóa đói giảm nghèo tại địa phương, cấp sơ thẩm đã xử phạt các bị cáo mức án nhẹ so với quy định.

Ngày 19-1, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm đã tuyên bác kháng cáo của các bị cáo, y án sơ sơ thẩm, phạt Nguyễn Hữu Minh (32 tuổi, nguyên cán bộ phòng LĐ-TB&XH huyện Vĩnh Thạnh) bốn năm sáu tháng tù, Trần Tuấn Kiệt (44 tuổi, nguyên cán bộ xóa đói giảm nghèo xã Thạnh Mỹ) ba năm sáu tháng tù, Trần Hải (55 tuổi, nguyên trưởng ấp Phụng Quới B, thị trấn Thạnh An) và Đinh Văn Hùng (49 tuổi, nguyên cán bộ xóa đói giảm nghèo xã Thạnh Tiến), Lê Minh Trường (31 tuổi, chủ đại lý bảo hiểm thị trấn Thạnh An) mỗi bị cáo ba năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Dù nhận định cấp sơ thẩm đã xử phạt các bị cáo nhẹ so với quy định nhưng do không có kháng cáo, kháng nghị tăng án đối với các bị cáo nên tòa đã tuyên phạt như trên.

 tu trai qua, cac bi cao truong, hung, minh, hai, kiet tai phien toa phuc tham ngay 19-1. anh: n.nam

 Từ trái qua, các bị cáo Trường, Hùng, Minh, Hải, Kiệt tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19-1. Ảnh: N.Nam

Hồ sơ thể hiện các bị cáo lợi dụng chức vụ được giao là cán bộ phòng lao động thương binh xã hội (LĐ-TB&XH) và cán bộ xóa đói giảm nghèo đã cấu kết với nhau, lấy tiền của người mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện rồi lập danh sách họ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo để lãnh đạo phòng LĐ-TB&XH ký duyệt. Các đối tượng này được Nhà nước hỗ trợ từ 50% đến 100% chi phí mua thẻ BHYT. Số tiền chênh lệch các bị cáo chiếm hưởng.

Theo đó, Minh đã qua mặt lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện cấp thẻ BHYT hộ nghèo và cận nghèo năm 2013 sai đối tượng 449 trường hợp, gây thiệt hại ngân sách hơn 203 triệu đồng và thiệt hại quỹ bảo hiểm xã hội gần 69 triệu đồng (tiền khám, chữa bệnh).


Nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền

Tại Bộ Tư lệnh Vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam (đóng tại TP Vũng Tàu) ngày 19-1, Bộ TT&TT khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Triển lãm gồm 10 nhóm tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, Hoàng Sa. Trong đó có phiên bản các văn bản bằng tiếng Hán, Việt, Pháp do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế kỷ 17-20, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo; tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974… Ngoài ra ở triển lãm lần này còn trưng bày nhóm hiện vật của Lữ đoàn 146 hải quân sử dụng để quan sát, chỉ huy bộ đội xây dựng và bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.


Việt Nam sẽ có hệ thống quan trắc môi trường hàng đầu Đông Nam Á

 Đây là mục tiêu được nêu tại Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg.
Quy hoạch nêu rõ sẽ xây dựng hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia hợp lý, thống nhất, hiện đại, đạt trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trình độ tiên tiến của khu vực châu Á; đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, đất, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường; phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ô nhiễm môi trường, ứng phó và biến đổi khí hậu…

Theo quy hoạch, giai đoạn 2016-2020 sẽ tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa 671 trạm quan trắc tài nguyên và môi trường hiện có; dự kiến xây dựng 364 trạm mới và đưa vào vận hành ít nhất 1/2 số trạm quan trắc xây dựng mới này… 

Tăng cường năng lực truyền tin giữa các trạm quan trắc, các trung tâm xử lý và quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường; tạo lập, quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường; nâng cấp, hiện đại hóa các trung tâm xử lý và quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường, các phòng phân tích thí nghiệm phục vụ hệ thống mạng quan trắc.

Quy hoạch nhấn mạnh đến năm 2030, hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường phải vươn tới trình độ hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, hội nhập với khu vực và thế giới.


Báo Mỹ: Giàn khoan HD-981 có thể gây căng thẳng bùng phát trở lại

Liên quan tới việc Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương-981 (HD-981) vào vùng biển chưa phân định ở Vịnh Bắc Bộ, nhật báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 19-1 nhận định rằng vị trí giàn khoan của Trung Quốc có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng bùng phát trở lại trong quan hệ Việt-Trung như đã từng xảy ra hồi giữa năm 2014.
trung quoc ha dat trai phep gian khoan trong vung dac quyen kinh te, them luc dia cua viet nam. (anh: ttxvn)

Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Báo này cho biết đã liên hệ với các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhưng chưa nhận được câu trả lời. 

Vị trí của giàn khoan HD-981 hiện được cho là nằm giữa bờ biển Việt Nam với đảo Hải Nam của Trung Quốc, và WSJ cũng chưa xác minh độc lập được thông tin này. 

Về phía Việt Nam, ngày 19-1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam quan ngại và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, ngày 18-1, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí nêu trên. 

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: "Đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định."

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này; đồng thời Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan” - ông Lê Hải Bình nêu rõ.


Đã tinh giản hơn 9.500 biên chế năm 2015

da tinh gian hon 9.500 bien che nam 2015

Đã tinh giản hơn 9.500 biên chế năm 2015


Năm 2015 các cơ quan hành chính cả nước đã tinh giản 9.595 người. Trong đó khối sự nghiệp tinh giản nhiều nhất với 5.999 người.

Tại hội nghị tổng kết công tác nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ 2016 của Ban chỉ đạo cải cách hành chính Chính phủ ngày 19-1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Nếu cải cách hành chính ở địa phương, cấp dưới chưa tốt thì đó là lỗi ở trung ương vì chúng ta là tư lệnh lĩnh vực, phải chỉ 
đạo xuyên suốt”.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết năm 2015 các cơ quan hành chính cả nước đã tinh giản 9.595 người. Trong đó khối sự nghiệp tinh giản nhiều nhất với 5.999 người. Ông Tuấn cũng cho biết năm 2015 các bộ, ngành đã hoàn thành đơn giản hóa gần 4.500 thủ tục hành chính, đạt tỉ lệ gần 95%.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng yêu cầu bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó nhấn mạnh việc đề cao trách nhiệm người đứng đầu, cá nhân hóa trách nhiệm nếu có sai sót, chậm trễ trong cải cách hành chính.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục