Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa
Biên phòng tỉnh BR-VT cứu nạn tàu có nguy cơ bị chìm
Trung Quốc giao trả thi hài nữ doanh nhân Hà Linh cho gia đình
Động đất mạnh 3,7 độ richter ở Quảng Nam
Đề xuất xây dựng sân bay Lào Cai ở huyện Bảo Yên
Tin trong nước đọc nhanh trưa 23-12-2015
- Cập nhật : 23/12/2015
16 địa phương cấp thẻ căn cước công dân từ ngày 1-1-2016
Thông tư này thay thế Thông tư 57/2013/TT-BCA của bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu chứng minh nhân dân.
Báo Dân Trí dẫn thông tin từ Đại tá Phùng Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, cho biết sẽ có 16 địa phương trên cả nước thực hiện cấp thẻ căn cước công dân kể từ 1-1-2016. Trong đó, 14 địa phương đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để cấp căn cước công dân gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP.HCM, Cần Thơ và Tây Ninh. Ngoài ra, Bộ Công an đang cố gắng hoàn thiện cơ sở kỹ thuật để tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Quảng Bình cũng đủ tiêu chuẩn cấp thẻ căn cước công dân từ đầu năm 2016.
Theo Luật Căn cước công dân thì thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Thẻ cũng được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau…
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự UBND TP Hồ Chí Minh
Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với: ông Lê Văn Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Công Thương và bà Nguyễn Thị Thu, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố.
Trước đó, ngày 11-12, kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM đã công bố kết quả bầu Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch UBND TP HCM và năm ủy viên UBND TP. Theo đó, ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, được bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM; ông Lê Văn Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Công Thương và bà Nguyễn Thị Thu, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP HCM.
Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả bầu chức danh Ủy viên UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với: ông Lê Đông Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an thành phố; ông Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng UBND Thành phố; ông Sử Ngọc Anh, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; bà Phan Thị Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính; ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thủ tướng cũng phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với: ông Tất Thành Cang, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng để nhận nhiệm vụ mới; ông Lê Mạnh Hà để nhận nhiệm vụ mới; bà Nguyễn Thị Hồng để nghỉ hưu theo chế độ; ông Hứa Ngọc Thuận để nghỉ hưu trước tuổi và ông Nguyễn Hữu Tín để nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với: ông Nguyễn Chí Thành, Trung tướng, nguyên Giám đốc Công an Thành phố để nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo chế độ; ông Võ Văn Luận, nguyên Chánh Văn phòng UBND Thành phố để nghỉ hưu theo chế độ; ông Thái Văn Rê, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư để nghỉ hưu trước tuổi và bà Đào Thị Hương Lan, nguyên Giám đốc Sở Tài chính để nghỉ hưu theo chế độ.
Thanh tra tổ chức, cá nhân để doanh nghiệp gây ô nhiễm kéo dài
HĐND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành nghị quyết giao UBND tỉnh có kế hoạch và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh và Cụm công nghiệp Trung An (Mỹ Tho) và các doanh nghiệp khác mà HĐND tỉnh đã giám sát, kết luận.
Ngoài ra, phải đình chỉ hoạt động nhà máy sản xuất dầu từ vỏ xe của DNTN Phúc Nguyên Phát; kiên quyết đình chỉ và di dời ra khỏi khu dân cư các cơ sở sản xuất không có giấy phép xây dựng, không có khả năng thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đang gây ô nhiễm môi trường.
Lần đầu tiên HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh thanh tra trách nhiệm các tổ chức, cá nhân quản lý nhà nước đã để các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện vẫn ngang nhiên hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong thời gian dài.
HĐND tỉnh còn yêu cầu tập trung rà soát những điểm “nóng” gây ô nhiễm mà người dân phản ảnh, những cơ sở nào chưa thực hiện đúng quy định bảo vệ môi trường thì đình chỉ hoạt động ngay.
Thanh Hóa: Cán bộ xã chi sai tiền hỗ trợ người nghèo
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về hỗ trợ người nghèo ở xã Xuân Chinh, Thanh tra huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) vừa phát hiện nhiều sai phạm của cán bộ xã này.
Khu bán trú của các em học sinh ở Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng.
Kết luận thanh tra vừa được chủ tịch UBND huyện Thường Xuân ký, ban hành nêu rõ: UBND xã Xuân Chinh đã rút số tiền hỗ trợ tiền điện thắp sáng của Chính phủ cho các hộ nghèo trên bàn trong quý III năm 2012, với số tiền 37,8 triệu đồng nhưng không cấp cho các hộ dân được hưởng mà trừ sang tiền nợ cung ứng lúa giống cho các thôn: Tú Tạo, Giang, Xeo; trừ tiền nợ huy động đóng góp xây dựng nhà bán trú học sinh, trạm y tế…
Ông Cầm Bá Tùng (là kế toán ngân sách xã Xuân Chinh lúc bấy giờ) và ông Lương Văn Bắc - thủ quỹ xã thực hiện việc làm trên, dù không được sự đồng ý, thống nhất của các hộ dân nghèo được hỗ trợ tiền điện; không có văn bản, hóa đơn, chứng từ giao nhận tiền với các thôn. Việc làm này của cán bộ xã trái với quy định của Bộ Tài chính về hỗ trợ tiền điện cho người nghèo.
UBND huyện đã phát hiện ông Cầm Bá Nhang - phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Xuân Chinh (nhiệm kỳ 2010-2015) đã chỉ đạo ông Cầm Bá Tùng lấy số tiền hơn 73 triệu đồng - là nguồn kinh phí của Nhà nước hỗ trợ, cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội (gồm người tàn tật, người cao tuổi, cô đơn…) trong quý III năm 2014 để thanh toán hợp đồng giải phóng mặt bằng khu dân cư cho một chủ thầu. Khi cán bộ xã lấy số tiền trên không có sự đồng ý của 111 đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Đến nay, xã chưa có nguồn kinh phí để chi trả tiền trợ cấp của Nhà nước trong quý III năm 2014 cho 111 đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngoài ra, ông Cầm Bá Nhang và ông Cầm Bá Tùng đã lấy số tiền mai táng phí của Nhà nước cấp cho 14 đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn năm 2014 và 6 tháng năm 2015, với số tiền 42 triệu đồng để sử dụng vào việc khác của xã. Sau đó, xã mới cấp cho thân nhân đối tượng nêu trên...
Ông Nhang chỉ đạo cấp dưới sử dụng tiền của Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo, học sinh nghèo, dân tộc thiểu số trên địa bàn xã sử dụng vào việc khác, chi tiêu sai nguyên tắc; khi bị phát hiện mới chi trả cho các đối tượng được hưởng tiền trợ cấp, dẫn đến việc cấp tiền hàng tháng, hàng quý bị chậm, gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Sai phạm của ông Nhang và cán bộ dưới quyền kéo dài, nhưng đến khi Thanh tra huyện vào cuộc mới được phát hiện.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 21-12, ông Cầm Bá Đứng - phó chủ tịch UBND huyện Thường Xuân - cho biết những sai phạm của ông Cầm Bá Nhang, ông Cầm Bá Tùng làm ảnh hưởng đến chính sách an sinh, trợ cấp xã hội của Nhà nước dành cho người nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Hiện nay, ông Cầm Bá Nhang đã nghỉ chế độ (vì không đủ tuổi tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020), còn ông Cầm Bá Tùng không được làm kế toán ngân sách xã nữa. Quan điểm của huyện là trước mắt ông Nhang, ông Tùng phải tự bỏ tiền túi ra để khắc phục hậu quả, trả tiền hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, trả tiền hỗ trợ quý III năm 2014 cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Sau đó, tùy theo mức độ sai phạm, huyện ủy, UBND huyện sẽ có hình thức kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền hai cán bộ trên.(TT)
Người lao động làm không quá 12 giờ mỗi ngày
Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với người lao động sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công theo đơn đặt hàng.
Cụ thể, kể từ ngày 10/2/2016, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong 1 ngày không quá 12 giờ; người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 9 giờ.
Tính theo tuần, số giờ làm không quá 64 giờ, một tháng không quá 32 giờ, và mỗi năm không quá 300 giờ. Hằng tuần, lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).