tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 12-04-2016

  • Cập nhật : 12/04/2016

Sắp ra mắt khu đô thị sinh thái giữa trung tâm Sài Gòn

Đây là khu đô thị sinh thái đầu tiên ở quận 1, TP HCM do Vingroup làm chủ đầu tư.

Vinhomes Golden River, thuộc trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son tại quận 1, TP HCM. Đây là dự án được Vingroup và các đối tác đầu tư trọng điểm với mục tiêu trở thành khu đô thị sinh thái sang trọng và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là khu đô thị sinh thái đầu tiên và duy nhất được kiến tạo giữa quận trung tâm thành phố.

Vinhomes Golden River tọa lạc tại số 2 Tôn Đức Thắng, với mặt tiền trải dọc sông Sài Gòn, có thể di chuyển thuận lợi bằng cả đường bộ, đường sắt và đường thủy, chỉ cách chợ Bến Thành, UBND thành phố, Dinh Độc Lập trong 2-3 phút lái xe.Đặc biệt, khi tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên hoàn thành, với nhà ga số 3 nằm ngay trong dự án, Vinhomes Golden River sẽ được kết nối liên hoàn với Vinhomes Central Park, tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới, hiện đại và phồn vinh bên sông Sài Gòn.

vinhomes golden river la khu do thi sinh thai dau tien va duy nhat duoc kien tao giua quan trung tam thanh pho.

Vinhomes Golden River là khu đô thị sinh thái đầu tiên và duy nhất được kiến tạo giữa quận trung tâm thành phố.

Dự án có tổng diện tích 25,3 ha, được quy hoạch theo mô hình đô thị sinh thái ven sông, mật độ xây dựng chỉ 18,6%, với các phân khu chính gồm căn hộ và biệt thự cao cấp, khu văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, khách sạn, cùng hệ thống tiện ích, công viên cây xanh ven sông đồng bộ.Để mang đến phong cách sang trọng, hiện đại nhất, xứng tầm địa thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, có giá trị gia tăng bền vững theo thời gian của dự án, Vingroup đã mời các nhà thầu quốc tế hàng đầu như EDSA, Gensler, Aedas tham gia tư vấn, thiết kế. Mục tiêu của Vinhomes Golden River là đạt tới chuẩn mực sinh thái, hiện đại và sang trọng bậc nhất của các khu đô thị đẳng cấp trên thế giới.

du an du kien hoan thanh va ban giao nhung toa dau tien vao thang 12/2017.

Dự án dự kiến hoàn thành và bàn giao những toà đầu tiên vào tháng 12/2017.

Bên cạnh việc hội tụ cùng lúc các thế mạnh vượt trội là đô thị sinh thái - vị trí trung tâm - phong cách sang trọng và tầm nhìn đắt giá, Vinhomes Golden River còn được quy hoạch thông minh theo mô hình “thành phố trong lòng thành phố” với hệ thống tiện ích gồm trường liên cấp Vinschool, bệnh viện Vinmec Central Park, sân golf mini, hồ bơi, bến thuyền, vườn hoa nhiệt đới, nhà sinh hoạt cộng đồng, shophouse…

Nội thất trong các căn hộ cũng được trang bị hiện đại, từ những thương hiệu uy tín hàng đầu châu Âu như Bosch, Duravit, Hansgrohe… 100% căn hộ được lắp đặt kính Low E chạm sàn, sử dụng công nghệ smarthome tân tiến, hệ thống nước nóng thái dương năng và hệ thống lọc nước sạch tiêu chuẩn châu Âu đảm bảo mang đến cuộc sống chất lượng cao cho cộng đồng cư dân năng động, thành đạt và thượng lưu tại trung tâm TP HCM.

Dự án dự kiến hoàn thành và bàn giao những toà đầu tiên vào tháng 12/2017. Với tầm vóc, tiềm lực và uy tín đã được khẳng định qua các khu đô thị Vinhomes nổi tiếng, cũng như tâm huyết của Tập đoàn Vingroup, khi hoàn thiện, Vinhomes Golden River sẽ trở thành khu đô thị sinh thái ven sông sang trọng và hiện đại bậc nhất Sài thành.


Cuối tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thăm Việt Nam

Bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, dự kiến khoảng cuối tháng 5, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam.


Đây sẽ là lần đầu tiên ông Obama tới Việt Nam trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình.

Theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, hiện chương trình chuyến thăm đang được hai bên bàn bạc, thảo luận, thu xếp theo đường ngoại giao.

Những vấn đề sẽ được đề cập trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, theo Phó thủ tướng, hiện tại còn đang ở trên bàn đàm phán, hai bên đang cùng thảo luận với nhau nhưng mục tiêu cao hướng tới là tiếp tục làm cho quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sâu sắc hơn, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa; kể cả vấn đề duy trì hòa bình, ổn định.

“Về vấn đề duy trì, hoà bình, ổn định, những diễn biến trên biển, câu chuyện biển Đông cũng sẽ được đề cập. Nhưng đặc biệt, hiện tại, Việt Nam hết sức quan tâm đến vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh để lại như vấn đề chất độc da cam, những vấn đề nhân đạo của cả hai bên”, Phó thủ tướng cho biết them.

Nhấn mạnh việc, các chuyến thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ là hoạt động bình thường trong quan hệ ngoại giao song phương, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc lại, vừa qua, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có những chuyến thăm cấp cao sang Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ cũng đã có những chuyến thăm tới Việt Nam.

“Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Obama đến Việt Nam trong hai nhiệm kỳ làm Tổng thống Mỹ của ông. Với chuyến thăm này của Tổng thống Obama, có thể nói, quan hệ giữa hai nước đã thực sự sâu sắc hơn”, Phó thủ tướng nói.

Về câu hỏi chuyến thăm của Tổng thống Mỹ lẽ ra đã diễn ra từ cuối năm 2015, gần thời điểm Chủ tịch nước Trung Quốc - ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam sang đến giữa năm nay, cận thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của ông Obama có làm giảm ý nghĩa của hoạt động này, Phó thủ tướng khẳng định, “không có vấn đề gì, Tổng thống Obama vẫn là người đại diện cho một quốc gia, cho nước Mỹ”.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng phân tích, quan hệ giữa Việt Nam-Hoa Kỳ và quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc là khác nhau. Đó là các quan hệ song phương độc lập.

“Đâu cứ phải là cứ phải có chuyến thăm này thì phải có chuyến kia. Vả lại, mỗi hoạt động cũng cần dựa trên cơ sở thu xếp, thoả thuận cụ thể”, ông nói.

“Không thể nói chuyến thăm Việt Nam kém ý nghĩa khi Tổng thống Mỹ sắp hết nhiệm kỳ. Tổng thống Obama đã nói, ông thật sự rất trông đợi chuyến thăm đến Việt Nam”, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói về cuộc trao đổi của ông với Tổng thống Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân hồi cuối tháng 3 đầu tháng 4 vừa qua.

Khi đó, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp John Kerry tại Washington D.C. Tại Hội nghị, ông Kerry cũng cho biết, phía Mỹ mong muốn hai bên sớm thiết lập các cơ chế nhằm tăng cường giao lưu nhân dân, trong đó có việc sớm đạt thỏa thuận về việc Đội Hòa bình dạy tiếng Anh ở Việt Nam.

Ngoại trưởng Kerry cũng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt trong việc tẩy độc các điểm nóng bị phơi nhiễm chất dioxin. Ngoại trưởng Kerry cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong vấn đề an ninh hàng hải, cam kết Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực chấp pháp, lực lượng cảnh sát biển.

Trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, đã có nhiều Tổng thống Mỹ tới thăm Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam vào tháng 11/2000.

6 năm sau, Tổng thống George W.Bush đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11/2006.

Chuyến thăm tới đây của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam (tháng 5/2016) được kỳ vọng sẽ ghi một dấu mốc mới trong quan hệ song phương.

Về phía Việt Nam, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã thăm Hoa Kỳ khi đang đương nhiệm vào các năm 2005 và 2007.

Ngay trong nhiệm kỳ 2011-2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thăm Hoa Kỳ vào tháng 7/2015. Đây là chuyến thăm “lịch sử” theo cách gọi của các nhà nghiên cứu.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có chuyến thăm Hoa Kỳ khi còn đương nhiệm (tháng 7/2013). Trong chuyến thăm này, hai bên đã chính thức ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác toàn diện.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ vừa kết thúc của mình, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã thăm Hoa Kỳ.

Phòng chống tham nhũng: Thách thức của Chính phủ mới

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lê Như Tiến cho biết, công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ nhiệm kỳ qua đã đạt được nhiều tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu của cử tri và nhân dân cả nước. 

dai bieu le nhu tien

Đại biểu Lê Như Tiến

Ông cho rằng, phải đưa ra những quy định cụ thể, phải kiên quyết hơn, mạnh dạn hơn, phát huy trách nhiệm người đứng đầu, và phải phát huy trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về báo cáo kết quả nhiệm kỳ vừa qua mà Chính phủ đã đạt được?

Bên cạnh nhưng ghi nhận  những kết quả trong báo cáo của Chính phủ, tôi thấy còn nhiều vấn đề rất bức xúc. Đó là, vấn đề thủ tục hành chính, người dân vẫn mong đợi cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Phòng chống tham nhũng, lãng phí có những bước tiến nhất định, nhưng người dân và cử tri thấy chưa hài lòng, đúng như báo cáo của Chính phủ là chưa đạt yêu cầu, cả về phòng chống tham nhũng, cả về phòng chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Tôi rất băn khoăn về nợ công và các vị đại biểu Quốc hội cũng đã nói rất nhiều. Nếu như nợ công càng ngày càng nhiều lên, vượt quá ngưỡng cho phép thì sau này sẽ trở thành gánh nặng cho thế hệ sau là con cháu chúng ta. Nếu vay ODA của các nước mà sử dụng không hiệu quả cũng là gánh nặng của thế hệ sau.

Còn một việc nữa mà tôi thấy ít vị đại biểu Quốc hội nhắc tới là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế - chỉ số Ico. Trong khi các nước trong khu vực và thế giới, đầu tư 3 đến 4 đơn vị vốn thì được 1 đơn vị sản lượng -  tăng trưởng, còn chúng ta thì 6,92 gần 7 đơn vị vốn đầu tư mới được 1 đơn vị tăng trưởng, nghĩa là càng đầu tư thì càng thất thoát vốn.

Đây chính là cảnh báo đối với nhiệm kỳ tới cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đầu tư, hiệu quả đầu tư, chứ không phải đầu tư một cách dàn trải, đầu tư bằng mọi giá.

Theo ông vấn đề siết chặt kỷ luật, kỷ cương nên đặt ra như thế nào với người đứng đầu Chính phủ mới?

Tôi thấy, gần đây có hiện tượng kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, mà lâu nay chúng ta hay dùng từ “trên bảo, dưới không nghe”. Trong phát biểu của tôi ở hội trường vừa qua đã nói khi mời gọi đầu tư nhiều khi có hiện tượng “trên rải thảm, dưới rải đinh” làm cho bao nhiêu chính sách chủ trương tốt đẹp của cấp trên, của Đảng, Nhà nước đã bị cấp dưới vô hiệu hóa giống như các barie cản đường đối với các nhà đầu tư như cắt điện, cắt nước, dựng rào, chắn cổng làm cho các nhà đầu tư khốn đốn, còn doanh nhân nản lòng.

Cho nên chúng ta phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương ở rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kỷ luật, kỷ cương giữa cấp trên và cấp dưới phải mạnh hơn, rõ hơn.

Hay trong ngành giáo dục, đào tạo, trên xây dựng những luật rất là tốt như thế, về mặt quản lý nhà nước đã siết chặt hơn nhưng nhiều cơ sở đào tạo vẫn chạy theo thành tích, thậm chí buông lỏng quản lý về chất lượng nên có hiện tượng “bằng thật, kiến thức giả”, chưa nói đến “bằng giả, kiến thức giả” nữa.

Về lĩnh vực y tế, cơ quan quản lý đã quản lý chặt chẽ, nhưng đối với người thực hiện, cơ sở y tế thì đâu đó vẫn có vấn đề về y đức, trễ nải trong trách nhiệm khám, chữa bệnh để đến mức gây nên tử vong cho bệnh nhân. Đó là do kỷ cương, kỷ luật trên bảo dưới không nghe.

Thưa ông, do chưa có chuyển biến nhiều trong công tác phòng chống tham nhũng, Đảng đã ra Chỉ thị 50 trong đó, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Ông kỳ vọng như thế nào đối với tân Thủ tướng để quy mạnh trách nhiệm người đứng đầu?

Thực ra, văn bản pháp luật và bộ máy không thiếu. Cái quan trọng nhất vẫn là tổ chức thực hiện. Mà tổ chức thực hiện chính là người đứng đầu các cơ quan tổ chức. Nhưng khi quy trách nhiệm cho người đứng đầu ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị thì nó lại  cũng xuất hiện bất cập khác đó là người đứng đầu rất sợ trách nhiệm nên vun vén, xoa dịu, thậm chí biến báo các con số để từ tham nhũng thành khuyết điểm, từ lẽ ra phải chuyển sang cơ quan điều tra thì chỉ là phê bình, kiểm điểm nội bộ.

Người đứng đầu không dại gì vạch áo cho người xem lưng vì nếu xảy ra tham nhũng chính người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm. Ai lại nói ra tham nhũng ở cơ quan do chính mình đứng đầu.

Đó cũng chính là nguyên nhân khiến công cuộc phòng chống tham nhũng của chúng ta còn có những hạn chế như báo cáo của Chính phủ đã nêu.

Nói như vậy nghĩa là chúng ta không có biện pháp nào để phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả hay sao thưa ông?

 Tôi nghĩ câu trả lời là của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc mà như tôi nói là có cơ quan Thanh tra Chính phủ, cơ quan kiểm tra của Đảng, có giám sát của Quốc hội… Chính bộ máy này mới là chủ lực trong phòng chống tham nhũng.

Chúng ta không thể nói chung chung được mà phải đưa ra những quy định cụ thể, không chỉ có tính chất định tính mà phải có tính chất định lượng. Việc xử lý phải kiên quyết hơn, mạnh dạn hơn, phát huy trách nhiệm người đứng đầu, và phải phát huy trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật(TBNH)


Đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng- An ninh

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trình tờ Trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.

Căn cứ điều 88, 89 Hiến pháp nước, căn cứ Điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đọc tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh Quốc gia đối với:

1. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch

2. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên

3. Ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên

4. Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân đã đọc tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn các chức danh Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Cụ thể:

Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia:

1. Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ

2. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước

Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia:

1. Ông Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội

2. Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội.

3. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương

4. Ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương

5. Ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

6. Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

7. Ông Trần Văn Túy, Trưởng ban công tác đại biểu

8. Ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ

9. Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

10. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

11. Ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam

12. Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương

13. Ông Lê Quốc Phong, Bí thư TƯ Đoàn TNCS HCM.

Các đại biểu sẽ thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu thông qua đề nghị phê chuẩn các vị trí cho hai hội đồng này.

Trước đó, trong sáng cùng ngày, danh sách miễn nhiệm các thành viên hai hội đồng này đều được Quốc hội thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối. Ông Nguyễn Tấn Dũng thôi làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh

Quốc hội họp phiên bế mạc vào sáng 12/4.


TP.HCM: “Xẻ” đất thư viện khoa học tổng hợp làm cao ốc văn phòng?

Khu đất số 8 Nguyễn Trung Trực (quận 1) nằm trong khuôn viên thư viện Khoa học tổng hợp, được quy hoạch làm thư viện thiếu nhi thành phố. Bỗng dưng thành phố quyết định giao đất cho doanh nghiệp làm văn phòng.

Đòi đất để làm thư viện rồi giao cho doanh nghiệp làm văn phòng

Báo điện tử Dân Trí có nhận được khiếu nại của một số cán bộ hưu trí trên địa bàn quận 1 về chủ trương quy hoạch và cho thuê đất đối với dự án Khu phức hợp văn phòng, khách sạn của Cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, tại địa chỉ số 8 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.

Theo hồ sơ, sau năm 1975, một phần khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp (góc đường Lý Tự Trọng - Nguyễn Trung Trực) đã được bố trí cho một số cán bộ thuê sử dụng làm nhà ở.

Sau đó, một số gia đình được thuê nhà đã có đơn đề nghị được mua nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ nhưng bị từ chối. Lý do là từ năm 2008, TPHCM đã có chủ trương quy hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng Thư viện Thiếu nhi trên khu đất này để phục vụ cộng đồng. Các hộ gia đình được thuê nhà trong khuôn viên Thư viện Khoa học tổng hợp sẽ được di dời. Hiện tại, các hộ gia đình được thuê đất tại đây đã được hoán đổi, di dời khỏi khuôn viên Thư viện Khoa học tổng hợp.

 
Khu đất số 8 Nguyễn Trung Trực

Thế nhưng không rõ vì lý do gì, năm 2011, TP.HCM lại có quyết định 3163/QĐ-UBND chấp thuận cho Cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 sử dụng đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực để làm văn phòng làm việc dưới hình thức cho thuê 50 năm.

Cũng trong quyết định này, thành phố yêu cầu : “Trước mắt được tạm sử dụng đất theo hiện trạng, khi đơn vị có nhu cầu đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo hiện trạng quy hoạch sử dụng đất của thành phố”.

Trong đơn gửi báo điện tử Dân Trí, các cán bộ lão thành đặt vấn đề vì sao chủ trương xây dựng Thư viện Thiếu nhi không tiếp tục được triển khai ? Cho dù dự án Thư viện Thiếu nhi có được triển khai ở một nơi khác thì có cần thiết phải cắt khuôn viên rất đẹp, vuông vức của Thư viện Khoa học tổng hợp để làm cao ốc văn phòng? Chủ trương lấy đất quy hoạch làm Thư viện Thiếu nhi cho Cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam làm cao ốc văn phòng là của ai? Cơ quan nào tham mưu cho thành phố giao đất, cho thuê đất ? Thành phố có thiếu văn phòng đến mức phải lấy đất quy hoạch dự án Thư viện Thiếu nhi để xây dựng văn phòng?...

Theo các cán bộ hưu trí, rõ ràng đã có một sự tiền hậu bất nhất trong chủ trương sử dụng khu đất số 8 Nguyễn Trung Trực. Lúc đầu là để xây dựng Thư viện Thiếu nhi, sau này lại cho Cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 để làm văn phòng.

Xin đổi đất văn hóa thành đất kinh doanh?

Theo điều tra của Dân trí, phương án xây dựng Khu phức hợp cao tầng Văn phòng, khách sạn đang được các cơ quan chức năng của thành phố thẩm định, nghiên cứu. Cụ thể, ngày 9/9/2014, thành phố đã có công văn 639/VP-ĐTMT giao Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát, có ý kiến về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc….

Phương án kiến trúc của Khu phức hợp cao tầng này đã được đưa ra lấy ý kiến Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch thành phố. Theo phương án kiến trúc được đưa ra lấy kiến hội đồng ngày 12/11/2015, Khu phức hợp cao 20 tầng, chiều cao 80m (khối bệ 15m), hệ số sử dụng đất là 8.0, chức năng là văn phòng, khách sạn.

Trong khi đó, theo đồ án quy hoạch 930ha khu trung tâm hiện hữu mở rộng, đã được phê duyệt, khu đất này được quy hoạch dành cho mục đích văn hóa, mật độ xây dựng không quá 40%; chiều cao công trình tối đa 5 tầng (20m), hệ số sử dụng đất 2.0…

Đối chiếu giữa quy hoạch được duyệt và phương án kiến trúc do Cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 đề xuất cho thấy đã phá vỡ toàn bộ quy hoạch đã được duyệt của thành phố.

Cần phải lưu ý thêm, trong khu vực này có rất nhiều công trình kiến trúc cổ đang được bảo tồn như Thư viện Khoa học tổng hợp, Bảo tàng TP.HCM, Tòa án Nhân dân TP.HCM… Nhưng tòa nhà văn phòng, khách sạn mà cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 muốn xây cao đến 20 tầng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục