tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 20-06-2016

  • Cập nhật : 20/06/2016

Buôn vải thiều sang Trung Quốc: Vượt cửa khẩu giá gấp đôi

Chỉ cần qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu), giá vải đã tăng gấp đôi. Từ đầu tháng 5, gần 1.500 thương lái (trong đó hơn 200 người Trung Quốc) đã đến Lục Ngạn đặt điểm cân mua.
qua cua khau ma lu thang (lai chau), vai thieu da bi thoi gia cao gap doi thi truong trong nuoc. anh: kieu vui.

Qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu), vải thiều đã bị thổi giá cao gấp đôi thị trường trong nước. Ảnh: Kiều Vui.

Giữa tháng 6, vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức vào mùa. Theo ước tính, sản lượng vải thiều toàn huyện năm 2016 đạt khoảng 70.000 tấn, giảm khoảng 10% so với năm trước. Nhưng mỗi kg vải đầu mùa năm nay có giá trên dưới 30.000 đồng, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu là hàng “tuyển”, giá có thể lên tới 35.000–40.000 đồng một kg.
Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, chỉ qua cửa khẩu Ma Lù Thàng, các tay buôn đã thổi giá vải thiều tăng gấp đôi so với giá gốc tại thị trường Việt Nam.
Cụ thể, mỗi kg vải thiều xấu mã được bán với giá 20 nhân dân tệ (khoảng 70.000 đồng). Vải đẹp mã giá cao hơn, khoảng 23 – 25 nhân dân tệ (80.000 đồng).
Trong vài năm gần đây, dù vải thiều của Việt Nam đã tiếp cận được nhiều thị trường như Mỹ, Australia, châu Âu... nhưng lượng xuất sang Trung Quốc vẫn chiếm đến 90%.
Không ít thương lái khi thấy vải thiều vào chính vụ đã cố tình không thu mua, để ép giá nông dân. Đáng nói, dù có thể bị ép cân, ép giá, nhưng nhiều nông dân vẫn thích bán cho thương lái Trung Quốc vì bán được số lượng lớn.
Năm nay, theo ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, lượng vải chín sớm ước đạt 23.000 tấn, vải chính vụ 107.000 tấn, tập trung ở các huyện: Lục Ngạn khoảng 70.000 tấn, Lục Nam 28.000 tấn, Tân Yên 8.000 tấn, Lạng Giang 6.500 tấn, Yên Thế 12.000 tấn và Sơn Động 5.700 tấn.
Hiện tỉnh này đã đề ra giải pháp mở rộng diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn Global Gap để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu quả vải đi các nước, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái khẳng định sẽ tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới, nhằm giảm áp lực phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường tiêu thụ vải thiều lớn nhất.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, Bộ đang chủ động cùng các địa phương, hiệp hội tìm thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững cho quả vải. Trong năm 2016 đã diễn ra nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ tiêu thụ trái cây này, như Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ quả vải và nông sản tỉnh Hải Dương, Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2016 tại tỉnh Bắc Giang...
Bộ Công Thương còn kết hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên triển khai Hội nghị tiếp xúc với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc năm 2016, tổ chức tại tỉnh Lào Cai. Ngoài ra còn có tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tại Hà Nội sẽ tổ chức vào cuối tháng 6.
Ông Đỗ Thắng Hải cũng thông tin thêm, để triển khai công tác hỗ trợ kết nối tiêu thụ quả vải vào thị trường khu vực phía Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại TP HCM. (Zing)

TP HCM chuyển dự án sân golf thành khu dân cư

Dự án sân golf Rạch Chiếc tại quận 2, TP HCM, được loại bỏ khỏi quy hoạch và thay thế bằng khu dân cư.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Trong báo cáo về tình hình đầu tư sân golf tại TP HCM do UBND thành phố gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Rạch Chiếc thuộc dự án Khu liên hợp sân golf - thể dục thể thao - vui chơi giải trí và biệt thự Rạch Chiếc, được chủ đầu tư đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch phát triển sân golf để chuyển mục đích xây dựng khu dân cư. Đề nghị này đã được Thủ tướng chấp thuận.
TP HCM có 5 dự án sân golf được Thủ tướng phê duyệt đưa vào danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 gồm: sân golf Thủ Đức, Sing Việt; GS; Rạch Chiếc và sân golf sân bay Tân Sơn Nhất.
UBND thành phố cho biết, hiện không có trường hợp đầu tư xây sân golf không có trong quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư của một số sân còn chậm tiến độ so với quy hoạch ban đầu. Trên thực tế chỉ có sân golf Thủ Đức và sân bay Tân Sơn Nhất được đưa vào hoạt động, GS mới chỉ đi vào hoạt động một phần, hai sân golf còn lại đang ở bước thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Liên quan đến việc xây dựng sân golf tại TP HCM, cuối năm 2015 UBND TP HCM đã giao Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 cho toàn khu đô thị lấn biển Cần Giờ với diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tư 8.500 tỷ đồng theo hướng có sân golf, phim trường, sân đậu trực thăng, bảo tàng nghệ thuật...
Chính quyền thành phố đã yêu cầu các sở ngành liên quan hướng dẫn chủ đầu tư lập dự án nghiên cứu tác động môi trường, lấy ý kiến đồng thuận của người dân địa phương về dự án sân golf trong khu đô thị. Trên cơ sở đó, UBND thành phố sẽ trình Thủ tướng xem xét, chấp thuận chức năng, quy mô của dự án.

Doanh nghiệp kêu trời vì cấp phép xây dựng

“Doanh nghiệp rất mừng khi Nghị quyết 43/2014 của Chính phủ nêu rõ dự án đã có quy hoạch 1/500 thì được miễn giấy phép xây dựng.
doanh nghiep keu troi vi cap phep xay dung - anh minh hoa.

Doanh nghiệp kêu trời vì cấp phép xây dựng - Ảnh minh họa.

Nhưng rất tiếc cải cách này lại bị vô hiệu hóa bởi Luật Xây dựng được ban hành chỉ một thời gian ngắn sau đó”. Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) phát biểu như trên tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra của phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ Tư pháp, ngày 16/6.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết thêm thủ tục cấp phép xây dựng càng về sau lại càng khó khăn và mất thời gian. “Trước đây doanh nghiệp chỉ làm một bước, nộp hồ sơ một chỗ và nhận kết quả sau 45 ngày. Các phòng của Sở Xây dựng tự phối hợp để thực hiện bốn bước liên quan. Thế nhưng sau này luật tách ra từng bước một nên nhà đầu tư phải mất bốn bước, mất gấp bốn lần thời gian. Đó là chưa kể quy định Sở Xây dựng phải thẩm định bản vẽ kết cấu của công trình, vừa bất hợp lý vừa mất thời gian cho Sở lẫn nhà đầu tư” - đại diện HoREA bày tỏ.
Cũng theo HoREA, lãnh đạo Sở Xây dựng đã nhiều lần kiến nghị bỏ yêu cầu phải thẩm định bản vẽ kết cấu khi góp ý dự thảo Luật Xây dựng nhưng quy định này vẫn được thông qua. “Đề xuất áp dụng một cửa liên thông cho thủ tục cấp phép xây dựng”, ông Châu kiến nghị.

Gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt

Để phù hợp với Nghị định 18/2016/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).

keo dai thoi han cua trai phieu dac biet toi da khong qua 10 nam ke tu ngay phat hanh. anh: internet

Kéo dài thời hạn của trái phiếu đặc biệt tối đa không quá 10 năm kể từ ngày phát hành. Ảnh: internet

Theo đó, tại Thông tư số 08/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, NHNN đã bổ sung các quy định về gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt, kéo dài thời hạn của trái phiếu đặc biệt đã phát hành, đảm bảo tổng thời hạn gia hạn và thời gian gốc của trái phiếu đặc biệt tối đa không quá 10 năm kể từ ngày phát hành.

Bên cạnh đó, Thông tư này đã quy định rõ 2 trường hợp được đề nghị gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.

Thứ nhất là, tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ hai là, tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do VAMC đã phát hành dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của năm được đề nghị gia hạn trái phiếu đặc biệt bị âm.

Bên cạnh đó, Thông tư 08 cũng sửa đổi bổ sung quy định về nguyên tắc cơ cấu lại khoản nợ xấu đã mua, VAMC được quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh lãi suất áp dụng đối với từng khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Về nguyên tắc bán nợ xấu đã mua, Thông tư quy định VAMC được bán theo 2 trường hợp: nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt và nợ xấu mua theo giá trị thị trường.

Thông tư 08 cũng bổ sung quy định về việc TCTD bán nợ mua lại khoản nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó được bảo đảm chung cho nhiều khoản nợ xấu khác đã được bán cho VAMC; sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường; bổ sung quy định về việc TCTD xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường...

Thông tư 08 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2016.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18-5-2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC với nhiều điểm mới về mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, thời hạn của trái phiếu đặc biệt…


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục