tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 06-01-2016

  • Cập nhật : 06/01/2016

John McCain chỉ trích chính quyền Mỹ ít tuần tra Biển Đông

Thượng nghị sĩ McCain hôm qua chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama vì trì hoãn tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông. 
john mccain, chu tich uy ban quan vu thuong vien my. anh: reuters

John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ trong thông cáo hôm qua cho rằng việc Washington chưa hành động đầy đủ đã khiến Trung Quốc tiếp tục "theo đuổi tham vọng chủ quyền" trong khu vực, gần đây nhất là việc cho một máy bay hạ cánh xuống một đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa hôm 2/1. 

Reuters dẫn lời ông McCain nói Mỹ không tuần tra thêm hồi năm ngoái là điều "đáng thất vọng nhưng cũng không bất ngờ". Ông cho rằng chính quyền Obama "hoặc không thể xử lý sự phức tạp của việc ra quyết định liên cơ quan về an ninh quốc gia, hoặc đơn giản là ngại rủi ro đến mức không thể làm điều cần thiết để bảo vệ trật tự pháp quyền ở châu Á - Thái Bình Dương". 

Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết giới chức nước này vẫn cam kết tiến hành thêm những cuộc tuần tra tự do hàng hải, nhưng vẫn đang thảo luận về thời điểm tổ chức cuộc tuần tra tiếp theo. "Câu hỏi là liệu chúng tôi có muốn làm tình hình leo thang và tăng cường điều đó hay không?", quan chức nói. 

Mỹ tháng 10 năm ngoái điều tàu khu trục tiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi, một trong 7 bãi đá Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đó, Mỹ còn điều cả máy bay B-52 tới gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp.

Các chuyên gia đánh giá Washington muốn dùng cuộc tuần tra để khẳng định vai trò cường quốc của mình trong việc giữ gìn luật pháp quốc tế, đồng thời trấn an đồng minh và đối tác, những nước đang tỏ ra lo lắng vì cho rằng Washington chưa phản ứng đủ mạnh trước những động thái của Bắc Kinh.


Israel ngồi trên đống lửa trước đe dọa của thủ lĩnh IS

nhom phien quan trung thanh voi is o sinai, ai cap. anh: afp

Nhóm phiến quân trung thành với IS ở Sinai, Ai cập. Ảnh: AFP

Lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) al-Baghdadi mới đây tung đoạn băng ghi âm với nội dung chế nhạo liên minh phương Tây và đe dọa Israel. Trong phần cuối của đoạn ghi âm dài 24 phút, al-Baghdadi cho biết IS đang tiến đến gần Israel hơn bao giờ hết đồng thời lớn tiếng đe dọa sẽ biến lãnh thổ của Palestine thành nghĩa trang của người Do Thái. Gần đây Israel tiếp tục xây dựng nhiều khu định cư cho người Do Thái trên lãnh thổ của người Hồi giáo Palestine thuộc bờ Đông Jerusalem.

Theo nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ, giới chức Israel nhận định lời đe dọa này hoàn toàn có cơ sở và đáng được xem xét một cách nghiêm túc.

"Chúng ta không được xem nhẹ lời đe dọa này, IS luôn thực hiện những gì mà chúng tuyên bố, đặc biệt đó là phát ngôn của thủ lĩnh tối cao của phiến quân, người giữ im lặng suốt 6 tháng qua", một cựu quan chức của cục An ninh nội địa Israel (SHABAK) cho biết.

Cũng theo quan chức này, gần đây, IS đã chịu nhiều tổn thất về lực lượng, trang thiết bị vũ khí, cũng như đánh mất nhiều lãnh thổ tại Syria và Iraq. Vì thế, để gây dựng lại hình ảnh trong thế giới Hồi giáo và các quốc gia Arab, các chỉ huy IS cho rằng cần phải thực hiện tấn công thực sự vào Israel và việc thất hứa sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của tổ chức.

Nhà báo người Đức Jurgen Todenhofer, nhà báo duy nhất được phiến quân đồng ý cho sống và tác nghiệp tại lãnh thổ nhóm kiểm soát trong 10 ngày, mới đây đăng tải một bài báo tiết lộ các chỉ huy IS thừa nhận "sợ hãi" trước khả năng chiến đấu của quân đội Israel và cho rằng quân đội Israel là quân đội duy nhất có thể chiến thắng phiến quân khi giao tranh trên bộ.

"Điều đó là không thể chấp nhận được đối với các thủ lĩnh IS, nhiều khả năng chúng sẽ tiến hành một cuộc tấn công nhằm lấy lại uy tín của mình", bình luận viên Serge Dumont dẫn lời một quan chức thuộc SHABAK.Đánh giá về các hướng tấn công của phiến quân, các chuyên gia quân sự Israel loại trừ khả năng nhóm này sẽ xâm nhập từ phía cao nguyên Golan bởi quân đội Israel đã thiết lập một hàng rào an ninh vững chắc với nhiều trạm chốt dày đặc, có sức chiến đấu và phòng thủ cao.

chi nhanh phien quan o ban dao sinai (mau cam), ai cap la moi lo thuong truc doi voi israel. anh: stratfor

Chi nhánh phiến quân ở bán đảo Sinai (màu cam), Ai Cập là mối lo thường trực đối với Israel. Ảnh: Stratfor

Tuy nhiên, mối đe dọa được đánh giá tiềm tàng nhất nằm ở vùng sa mạc Sinai, giáp biên giới với Ai Cập, nơi nhóm phiến quân Wilayat Sinai (Tỉnh Sinai) đã tuyên bố trung thành với IS, đang hoành hành và gây nhiều khó khăn cho các lực lượng an ninh Ai Cập từ năm 2013.

Theo trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ, khi bắt đầu nổi lên năm 2011 và được biết đến với cái tên Ansar Beit al-Maqdis, hay "Người ủng hộ Jerusalem" mục tiêu của nhóm này bao gồm hủy diệt Israel và tạo lập một nhà nước Hồi giáo tại bán đảo Sinai. Ansar Beit al-Maqdis thực hiện nhiều vụ bắn rocket qua biên giới vào Israel, và được tin là đã đánh bom đường ống vận chuyển khí đốt tới Israel và Jordan.

"Đây chắc chắn sẽ là các phương thức mà chúng thực hiện trong thời gian tới nhưng với một quy mô lớn hơn nhiều lần", Alon Ben-David, phóng viên quân sự kỳ cựu của kênh truyền hình quốc gia Israel cho biết.

Alon Ben-David phân tích ngoài khả năng tấn công từ bên kia biên giới, lời kêu gọi của al-Baghdadi còn có khả năng thúc đẩy các phần tử Hồi giáo cực đoan ủng hộ IS hành động trong lòng đất nước Israel.

Theo SHABAK, năm 2014, một nhóm khủng bố bị phá vỡ sau khi người đứng đầu là Adnan Jamil Ala Din, một luật sư nổi tiếng ở Nazareth tự nhận là thủ lĩnh cao cấp của IS. Ông và một số ít các tín hữu đã được huấn luyện trong nhiều tuần tại một trang trại hẻo lánh ở Galie trước khi bị bắt.

Số liệu của SHABAK cho biết có khoảng 150-200 người Arab tại Israel đã tham gia vào hàng ngũ IS trong những tháng gần đây. Ngoài ra, ít nhất 200 người Palestine ở bờ Tây sông Jordan và một số không nhỏ người dân ở Dải Gaza gia nhập IS.


Tướng tình báo quân đội Nga đột ngột qua đời

Tướng Igor Sergun, cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Nga, đột ngột qua đời ở tuổi 58.
tuong igor sergun, cuc truong cuc tinh bao quan doi nga (gru). anh: tass.

Tướng Igor Sergun, cục trưởng Cục Tình báo Quân đội Nga (GRU). Ảnh: Tass.

Fox News dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết ông Igor Sergun, cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Nga (GRU), đột ngột qua đời ngày 3/1 nhưng không cung cấp thêm thông tin về nguyên nhân cái chết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi ông Sergun là "một chỉ huy có kinh nghiệm và trình độ, một người đàn ông có lòng can đảm lớn, một người yêu nước thực sự" trong điện chia buồn, theo BBC.

Sau khi tốt nghiệp các học viện quân sự, ông Sergun gia nhập GRU năm 1984 và từng nắm giữ nhiều vị trí khác nhau trước khi trở thành tùy viên quân sự ở Albania năm 1998. Ông nhận chức cục trưởng GRU năm 2011.

Tướng Sergun có tên trong danh sách trừng phạt do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt với Nga năm 2014 sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea. EU cho rằng Sergun "chịu trách nhiệm về hoạt động của các sĩ quan GRU ở miền đông Ukraine".

Moscow phủ nhận binh sĩ chính quy Nga có liên quan trực tiếp đến khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Putin tháng trước cho biết có người Nga tại Ukraine làm "những nhiệm vụ quân sự nhất định" nhưng bác bỏ thông tin cho rằng Moscow triển khai quân chính quy đến nước này.


Mỹ tố Trung Quốc điều máy bay ra Trường Sa đe dọa ổn định khu vực

Mỹ cho rằng việc Trung Quốc điều máy bay ra một đường băng phi pháp ở quần đảo Trường Sa làm gia tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định của khu vực. 
hinh anh trung quoc cai tao phi phap da chu thap, thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: csis

Hình ảnh Trung Quốc cải tạo phi pháp đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Theo AP, trong cuộc họp báo ở Washington hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc bắt đầu hoạt động bay tại đường băng vừa hoàn thành trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Ông lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa những đồn bốt ở vùng biển trên. Ông cũng cho rằng các bên liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nên tập trung nỗ lực để đạt được thỏa thuận về cách ứng xử ở điểm nóng này.

"Chúng tôi đã nêu rõ quan điểm về vấn đề này nhiều lần và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế", ông nói.

Trung Quốc hôm 2/1 thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh biện bạch rằng Bắc Kinh đã điều một "máy bay dân sự" ra đảo chỉ để "kiểm tra xem liệu sân bay mới có đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không dân dụng". 

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối hành động của nước này.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Hành động này cũng làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước. Việt Nam đã kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc không tái diễn các hành động tương tự.

Philippines hôm qua cho biết chính phủ nước này cũng đang cân nhắc phản đối hành động của Trung Quốc, như cách Việt Nam đã làm. Trong khi đó, Nhật Bản khẳng định "không thể chấp nhận hành động làm leo thang căng thẳng" của Trung Quốc và cho đây là "mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế".


Lãnh đạo phe đối lập Syria sắp đến Trung Quốc

Bắc Kinh thông báo lãnh đạo của nhóm đối lập chính ở Syria sẽ thăm Trung Quốc trong tuần này.
lanh dao phe doi lap syria khaled khoja. anh: reuters

Lãnh đạo phe đối lập Syria Khaled Khoja. Ảnh: Reuters

Khaled Khoja, Chủ tịch Liên minh Quốc gia vì Lực lượng Đối lập Syria có trụ sở tại Istanbul sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 5-8/1, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh, nói trong cuộc họp báo.

"Chúng tôi tin rằng, ở giai đoạn hiện tại, chúng ta cần phải thúc đẩy một lệnh ngừng bắn song song với giải pháp chính trị", bà nói.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi giữa tháng 12/2015 nhất trí thông qua một kế hoạch hòa bình nhằm đưa chính quyền Syria và phe đối lập đàm phán với nhau trong tháng này.

Trung Quốc đã đón tiếp phái đoàn chính quyền Syria đến thăm chính thức vào ngày 24/12/2015. Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố Damascus sẵn sàng tham gia đối thoại, nhưng dường như ra điều kiện về nhóm đối lập nào sẽ tham dự.

Đây sẽ là vòng ba của các cuộc đàm phán ở Geneva. Phiên họp cuối cùng diễn ra vào đầu năm 2014 nhưng không mang lại kết quả.

Trung Quốc là thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nước này cùng với Nga đã 4 lần bỏ phiếu chống lại nghị quyết về Syria. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã chặn một biện pháp được đưa ra năm 2014 là yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra tội ác chiến tranh ở Syria. Trung Quốc liên tục kêu gọi tìm kiếm "giải pháp chính trị" cho cuộc xung đột.

Theo AFP, Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn dầu ở Trung Đông nhưng từ lâu vẫn ngồi ghế sau trong các tranh chấp ở khu vực này. Bắc Kinh đến gần đây mới bắt đầu mở rộng vai trò.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục