Mỹ nói tàu ngầm Triều Tiên mất tích
‘Thế giới cần thận trọng trước khả năng hạt nhân của Triều Tiên’
Cuba và EU nối lại quan hệ sau nhiều năm căng thẳng
Nhật khoe tàu ngầm với Úc trong tập trận chung
Đức bắt người đàn ông nghi mang bom vào Đại sứ quán Mỹ
Tin thế giới đọc nhanh 22-12-2015
- Cập nhật : 22/12/2015
Putin: Nga sẽ củng cố vũ khí hạt nhân để răn đe
Các vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu đặt ra mối đe dọa lớn hơn với Nga hơn là vũ khí của Nga với Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin nói trong một phim tài liệu được phát sóng trên kênh Rossiya.
"Mỹ đã đặt vũ khí hạt nhân của mình ở châu Âu kể từ khi kết thúc Thế chiến II, sau khi họ trở thành cường quốc hạt nhân. Hiện giờ, Mỹ chỉ đơn giản nâng cấp vũ khí hạt nhân của họ ở đó".
"Đây tất nhiên là một điều nguy hiểm. Tại sao ư? Vì vũ khí chiến thuật của chúng ta không đến được lãnh thổ Mỹ, trong khi vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu có thể tiếp cận chúng ta, khiến chúng có vai trò chiến lược và đặt ra nguy cơ lớn hơn cho chúng ta, hơn là tên lửa chiến lược của chúng ta đặt ra đối với Mỹ", ông Putin nói thêm.
"Bộ ba hạt nhân (gồm máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa, và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm) là nền tảng chính sách an ninh hạt nhân của chúng ta, nhưng chúng ta chưa bao giờ và sẽ không bao giờ vung cây gậy hạt nhân này với bất cứ ai, mặc dù nó là một yếu tố quan trọng trong học thuyết quân sự của chúng ta".
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, như là xương sống của toàn bộ mối quan hệ giữa các quốc gia.
"Chúng ta thường có thể thấy lợi ích của các nước xung đột với nhau, đôi khi do con người tạo ra hoặc do nguyên nhân khách quan. Điều này có thể dẫn đến một hành vi vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, đôi khi những lợi ích của các nước trùng với nhau, đặc biệt khi nói đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt", ông Putin nói thêm.
Putin cho biết ông hy vọng sẽ không có một cuộc chiến tranh thế giới mới, vì nó sẽ dẫn đến thảm họa toàn cầu. "Tôi muốn tin rằng không có những gã điên trên trái đất sẽ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân", ông Putin nói thêm.(VNEX)
Thủ lĩnh phiến quân do Iran hậu thuẫn bị giết ở Syria
Truyền thông Syria cho biết một cuộc tấn công của Israel đã đánh trúng một tòa nhà 6 tầng tại Jaramana, Damascus.
Lực lượng Quốc phòng ở Jaramana, nhóm trung thành với ông Assad, viết trên Facebook rằng: "Hai máy bay chiến đấu của Israel tiến hành cuộc tấn công nhắm vào tòa nhà ở Jaramana bằng 4 tên lửa tầm xa".
Hezbollah là nhóm Hồi giáo dòng Shiite ở Lebanon, do Iran hậu thuẫn. Phiến quân này đã điều hàng trăm chiến binh tới Syria để hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad chống lại quân nổi dậy. Họ nói rằng Samir Qantar đã "tử vì đạo" trong một cuộc tấn công của Israel vào khu dân cư Jaramana tại Syria.
Theo Reuters, Israel hoan nghênh cái chết của Qantar, nói rằng ông ta đã âm mưu tấn công vào Israel từ Syria, nhưng không xác nhận đã giết ông ta.
Về mặt chính thức, Israel không tham gia cuộc nội chiến Syria, tuy nhiên, họ đã ném bom các mục tiêu Hezbollah tại nước này mà không công khai.
Qantar ngồi tù ở Israel vì bị buộc tội tham gia cuộc tấn công năm 1979 ở nước này, khiến 4 người thiệt mạng. Qantar được hồi hương về Lebanon năm 2008, trong một cuộc trao đổi tù nhân với Hezbollah. Qantar sau đó gia nhập và trở thành thủ lĩnh của nhóm này.
Yaakov Amidror, cựu cố vấn an ninh quốc gia Israel, dự đoán rằng Hezbollah sẽ tìm cách "trả thù với quy mô nhỏ" vì vụ giết Qantar. Tuy nhiên, ông cho rằng, Hezbollah cũng như Iran có thể quá bận rộn ở Syria để đủ khả năng mở ra một mặt trận mới với Israel.
Donald Trump: “Bà Clinton nói dối như điên”
Tỉ phú Donald Trump dành những lời “cay đắng” đối với cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau khi bị nữ ứng viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ chỉ trích là “kẻ tuyển dụng tốt nhất của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS)”.
Bà Clinton đưa ra lời cáo buộc nêu trên trong cuộc tranh luận của Đảng Dân chủ hôm 19-12 vì đề xuất cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ của ông Trump . “Chúng (IS) sẽ tung đoạn video xúc phạm đạo Hồi và người Hồi giáo của Donald Trump để tuyển mộ thêm chiến binh thánh chiến cực đoan” – vị cựu Ngoại trưởng Mỹ lưu ý.
Ngay ngày hôm sau, trả lời phỏng vấn đài NBC, ông Trump bác bỏ những lời chỉ trích này và mô tả bà Clinton là một kẻ “nói dối và yếu đuối”. “Chỉ là một lời nói dối khác của Clinton thôi. Bà ấy nói dối như điên về mọi thứ, cho dù là chuyến hành trình của bà ấy, bà ấy bị bắn hạ trong một chiếc trực thăng hoặc máy bay. Bà ta là một kẻ dối trá, ai cũng biết điều đó”.
Vào giờ sau, ông Trump nhắc lại ý kiến của mình trên mạng xã hội Twitter: “Hillary Clinton nói dối khi bà ấy nói rằng ‘IS đang dùng đoạn video của Donald Trump như một công cụ tuyển dụng’. Thực tế này đã được kiểm tra bởi đài FoxNews: ‘Hoàn toàn sai’”.
Hiện tại, chưa thấy bằng chứng IS đang sử dụng đề xuất phân biệt người Hồi giáo của ông Trump cho mục đích tuyên truyền.
Từ trái qua: bà Hillary Clinton, ông Bernie Sanders, ông Martin O'Malley và người dẫn chương trình Rachel Maddow. Ảnh: Reuters
Hôm 19-12, ngoài việc tấn công ông Trump, bà Clinton còn đề cập vấn đề kiểm soát súng đạn, thiết lập vùng cấm bay tại Syria và sự tham gia của Mỹ ở nước ngoài trong cuộc tranh luận.
Dù thừa nhận súng không làm cho người Mỹ an toàn hơn nhưng bà Clinton không ngần ngại ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho các quốc gia khác, bao gồm vũ khí cho phiến quân Syria chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.
Bà cũng tranh cãi với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders về chiến lược của Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt là liên quan tới kế hoạch loại bỏ ông Assad, đề xuất thiết lập vùng cấm bay tại Syria để bảo vệ người dân trên mặt đất và bức tranh rộng lớn hơn về vai trò của Mỹ tại nước ngoài.
“Chúng tôi không ủng hộ cuộc chiến tại Iraq” – ông Sanders nói, ám chỉ sự ủng hộ của bà Clinton đến các hoạt động quân sự của Washington ở nước ngoài gần đây. “Đó không phải là ông Assad, người đang tấn công nước Mỹ”.
Trong khi đó, bà Clinton chỉ trích ông Sanders vì ủng hộ việc loại bỏ nhà lãnh đạo Muammar Gadaffi ở Libya. “Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói, ông Assad đã giết, con số gần đây nhất, khoảng 250.000 người Syria. Nếu Mỹ trang bị vũ khí cho quân nổi dậy sớm hơn, IS sẽ không chạy tràn lan” – bà Clinton nhấn mạnh.(NLĐ)
Kế hoạch 'thánh chiến' của IS tại châu Âu
Jeb Bush nói Mỹ đánh mất vai trò ảnh hưởng thế giới vào tay Nga
Theo ông Bush, nhà lãnh đạo Nga tìm mọi cách để thách thức Mỹ trên quy mô toàn cầu. “Mỹ đang đánh mất dần ảnh hưởng của mình trên thế giới, còn vai trò của Tổng thống Putin thì lại đang được đề cao. Nhưng ông ấy không phải là đồng minh của chúng ta”, cựu thống đốc bang Florida phát biểu.
Chính trị gia này không ngần ngại gọi Putin là “kẻ ưa bắt nạt”, đồng thời nói thêm rằng khuyếch trương vũ lực là biện pháp tốt nhất để đối đầu với Nga trên trường quốc tế.
Mâu thuẫn gay gắt giữa ông Jeb Bush và Donald Trump bắt đầu từ khi nhà tỉ phú ưa gây sốc nói rằng cùng đường lắm thì nước Mỹ mới cần đến Bush vì ông ấy “ngốc như một hòn đá”. Trump còn nói thêm rằng Jeb Bush vì không đủ năng lực để tiến hành chiến dịch tranh cử nên đã lôi dòng tộc của mình vào cuộc như một trò hề. Ông Jeb Bush phản ứng bằng cách gọi Trump là “kẻ khùng”, và nói thêm rằng sau khi làm xong điều đó, ông cảm thấy “nhẹ nhõm trong lòng”.
Theo số liệu khảo sát của truyền thông Mỹ, ông Donald Trump hiện dẫn đầu trong tất cả các cuộc thăm dò ý kiến cử tri, trong khi ông Bush chưa đạt tới 10% số người ủng hộ.