tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 12-06-2016

  • Cập nhật : 12/06/2016

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng đạt hơn 134 tỷ USD

xuat nhap khau hang hoa cua viet nam 5 thang dat hon 134 ty usd

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng đạt hơn 134 tỷ USD

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2016 (từ 1/5 đến 22/5), tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của Việt Nam ước đạt 29,6 tỷ USD, tăng 4,1%; trong đó tổng trị giá XK ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 1,7% và tổng trị giá NK ước đạt 15 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước.

Với kết quả ước tính trên thì trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá XNK hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 134,05 tỷ USD, tăng 2,8%; trong đó tổng trị giá XK ước đạt 67,71 tỷ USD, tăng 6,6% và tổng trị giá NK ước đạt 66,34 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 5/2016 ước tính thâm hụt 400 triệu USD, bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, tính đến hết tháng 5/2016, thương mại hàng hóa của Việt Nam dự kiến xuất siêu 1,36 tỷ USD.

Hải quan Việt Nam cũng cho biết, theo số liệu báo cáo nhanh do KBNN, số thu trong tháng 5 (từ 1/5 đến 22/5/2016) đạt 15.094 tỷ đồng. Lũy kế số thu NSNN trong 5 tháng đầu năm (từ 01/01-22/5/2016) đạt 94.596 tỷ đồng, bằng 35% dự toán năm 2016.

Theo Hải quan Việt Nam, dự toán thu NSNN năm 2016 được xây dựng trên cơ sở dự báo GDP năm 2016 tăng 6,7%, kim ngạch XK tăng 10% so với ước thực hiện năm 2015, giá dầu thô 60 USD/thùng, tỷ giá 22.250 đồng/USD.

Trong bối cảnh cắt giảm hàng rào thuế quan theo các cam kết FTAs (đến nay VN đã tham gia ký kết 12 FTAs với mức độ tự do hóa trung bình khoảng 90% tại các thời điểm khác nhau), nguồn thu từ thuế XNK sẽ bị ảnh hưởng khiến công tác thu NSNN năm 2016 vẫn gặp khó khăn.

Ngoài ra, công tác quản lý thu hồi nợ thuế, theo số liệu kết xuất trên hệ thống kế toán tập trung tại Tổng cục Hải quan, tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn đến ngày 31/3/2016 là 4.600 tỷ đồng, tăng 288 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2015 (4.312 tỷ đồng).

Về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan cho biết, từ 16/04 - 15/05/2016, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 269 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 20,2 tỷ đồng; số thu ngân sách đạt 1,15 tỷ đồng.(DNVN)


Công ty Hồ Huy đề xuất đầu tư 10.000 taxi chạy bằng điện

Việc đầu tư 10.000 xe taxi chạy bằng điện của Hồ Huy là nhằm thay thế xe taxi chạy bằng xăng hiện nay của tập đoàn Mai Linh trên toàn quốc.

Ngày 9.6, Văn phòng UBND TPHCM cho biết đã nhận được báo cáo của Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP về vấn đề Công ty TNHH đầu tư Hồ Huy đề xuất đầu tư 10.000 xe taxi chạy bằng điện.

Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM, việc đầu tư số lượng lên đến 10.000 xe taxi chạy bằng điện của Công ty TNHH đầu tư Hồ Huy là nhằm thay thế xe taxi chạy bằng xăng hiện nay của tập đoàn Mai Linh trên địa bàn toàn quốc.

Còn tại TPHCM, Mai Linh muốn dùng xe taxi chạy bằng điện để thay thế dần 3.964 xe taxi chạy bằng xăng hiện nay cũng của tập đoàn này. Theo Sở GTVT TPHCM, hiện đề án đầu tư, thay thế 10.000 xe taxi chạy bằng năng lượng điện được Công ty TNHH đầu tư Hồ Huy báo cáo và xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan và còn phải tiếp tục hoàn chỉnh.

Để có cơ sở đánh giá lại những lợi ích do dự án mang lại và đầu tư quy mô rộng rãi, trước mắt, Sở GTVT đã đề nghị Công ty Hồ Huy xây dựng đề án thực hiện thí điểm 100 xe taxi chạy bằng năng lượng điện trên địa bàn TPHCM. Công ty Hồ Huy cũng đã xây dựng đề án thí điểm 100 xe taxi chạy bằng năng lượng điện hoạt động trên địa bàn TP. Đây là đề án do doanh nghiệp vận tải tự đầu tư, mang lại hiệu quả trước mắt là giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Sở kiến nghị UBND TPHCM đồng ý chủ trương cho doanh nghiệp xây dựng và thực hiện đề án thí điểm 100 xe taxi chạy bằng năng lượng điện trên địa bàn thành phố, sau đó đánh giá những lợi ích mang lại để đề xuất triển khai rộng rãi.

Trước đó, ngày 8.4, tập đoàn Mai Linh ký kết với Renault S.A.A (Pháp) để nhập khẩu 10.000 - 20.000 xe điện về Việt Nam phục vụ kinh doanh taxi. Trong đó, trước mắt sẽ nhập khoảng 100 chiếc để thử nghiệm hoạt động taxi trên địa bàn TPHCM. Nếu thành công, doanh nghiệp này sẽ đưa xe điện thay thế taxi của mình đang hoạt động tại Hà Nội.


OECD: lần đầu tiên đưa ra dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ ổn định

Các dấu hiệu đang nổi lên là cuộc suy thoái tại Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể đã chạm đáy, theo OECD đánh giá chỉ số giá sinh hoạt hàng tháng đưa ra vào ngày 8/6.
OECD cho biết chỉ số giá sinh hoạt (CLI) của Mỹ cải thiện lên 98,95 trong tháng 4 so với 98,93 của tháng 3, lần tăng đầu tiên kể từ háng 7/2014.
OEDC đưa ra tín hiệu sớm của sự đảo ngược trong hoạt động kinh tế, vẫn dưới mức trung bình dài hạn là 100.
Chỉ số này của Trung Quốc đã tăng đến 98,41 trong tháng 4 so với 98,38 của tháng 3, tháng thứ hai tăng liên tiếp. Số liệu đưa ra giảm dưới 100 điểm trong tháng 10/2014.
OECD cho biết chỉ số về đà tăng trưởng ổn định trong khu vực đồng euro cũng như một toàn khu vực, trong đó có Đức và Pháp, trong khi chỉ số của Anh cho thấy tốc độ tăng trưởng giảm bớt.
Các chỉ số cho khu vực đồng euro giảm xuống mức 100,38 trong tháng 4 so với 100,42 tháng 3 nhưng đã đạt trên mức trung bình dài hạn 100 kể từ tháng 10/2013.
OECD cũng đã đưa ra triển vọng tích cực cho Brazil và Nga, chịu sự suy thoái mạnh do tác động giá hàng hóa sụt giảm.
"Trong số các nền kinh tế mới nổi lớn, CLIs của Brazil và Nga khẳng định các dấu hiệu thay đổi tích cực trong đà tăng trưởng ổn định trong đánh giá cuối cùng của tháng", OECD cho biết.

Indonesia hạ mục tiêu tăng trưởng 5,1% năm 2016

Quốc hội Indonesia điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay trong bối cảnh tiêu thụ trong nước chậm và các dấu hiệu thiếu hụt doanh thu thuế sẽ khiến cho chi tiêu công thiếu hụt.

Ahmadi Noor Supit, người đứng đầu Ủy ban tài chính dự báo tại mức 5,1%, so với 5,3% ngân sách nhà nước hiện hành. Bộ trưởng Tài chính Bambang Brodjonegoro dự báo tại mức 5,2%, mức trung bình của dự báo ở trên, dự báo của ngân hàng trung ương là 5,1% và các nhà lập pháp là 5%. Tổng sản phẩm trong nước tăng 4,79% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 2009.

"Do xuất khẩu yếu, tiêu thụ chậm và đầu tư tư nhân đã không đủ mạnh, chúng ta cần điều chỉnh dự báo tăng trưởng," Brodjonegoro cho biết trong cuộc họp. "5,1 điểm phần trăm là một số có ý nghĩa đối với chính phủ."

Việc sửa đổi này nhấn mạnh cuộc đấu tranh Tổng thống Joko Widodo trong việc giữ cam kết trong cuộc tranh cử của mình nhằm thúc đẩy việc mở rộng tăng trưởng hàng năm lên 7%, mức này được đưa ra từ mức giá cả hàng hóa chạm mức thấp nhất trong vài năm qua. Nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã tăng trưởng thấp hơn dự kiến ​​4,92% trong quý trước, ngay cả sau khi chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp mở nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, cắt giảm những hạn chế và tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng.

Quyết định của Ủy ban Tài chính sẽ cần phải được cơ quan tài chính của Quốc hội thông qua trước khi được phê duyệt, cùng với toàn bộ các thành viên tham gia phiên họp ngân sách năm 2016. Ủy ban này cũng thỏa thuận dự báo tỷ giá đồng rupiah với đô la là 13.500 và tỷ lệ lạm phát 4%. Tỷ giá trung bình hiện nay là 13.435 trong năm 2016.


Nhập khẩu sản phẩm ngưng tụ của Hàn Quốc từ Iran tăng trong tháng 6

Hàn Quốc, khách hàng sản phẩm ngưng tụ lớn nhất châu Á, sẽ tăng mua dầu cực nhẹ từ Iran thêm hơn 50% trong tháng 6, do giá cả cạnh tranh hơn dầu từ Qatar.
Nhập khẩu sản phẩm ngưng tụ tháng 6 từ Iran được dự kiến có thể đạt tới ít nhất 6 triệu thùng hay 200.000 thùng mỗi ngày. Đây sẽ là một mức nhập khẩu kỷ lục, bốn lần số lượng trong tháng 1 khi sự trừng phạt của Tehran được dỡ bỏ, theo số liệu từ Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Hàn Quốc (KNOC).
Ngược lại, nhập khẩu sản phẩm ngưng tụ từ Qatar trong tháng 4 giảm xuống 5,32 triệu thùng, giảm 19% so với tháng 1.
Nhập khẩu sản phẩm ngưng tụ từ Iran có thể lấy lại đà tăng trong quý 4, nếu Iran đạt được một thỏa thuận với Hyundai Chemical để cung cấp thiết bị tách mới của công ty này.
Các cuộc đàm phán giữa Hyundai Chemical và Công ty dầu quốc gia Iran NIOC về điều khoản thỏa thuận cung cấp đang diễn ra.
Hàn Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 thế giới, đã nhập khẩu hơn gấp đôi dầu thô Iran trong 4 tháng đầu năm nay lên khoảng 248.000 thùng mỗi ngày sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Iran được dỡ bỏ trong tháng 1.
Iran đã tăng cường xuất khẩu nhanh hơn giới phân tích dự đoán, sử dụng các tàu quốc tế để vận chuyển dầu của họ.
Hai khách hàng của Hàn Quốc, nhà máy lọc dầu SK Energy và Hanwha Total Petrochemical Co, đã thiết lập nâng lên ít nhất 6 triệu thùng sản phẩm ngưng tụ của Iran trong tháng 6, tăng từ khoảng 3 tới 4 triệu thùng trong tháng 4 và 5.
Một phát ngôn viên của Hanwha cho biết nhà máy lọc dầu này có kế hoạch nhập khẩu khoảng 2 triệu thùng sản phẩm ngưng tụ của Iran trong tháng 6, do giá rẻ hơn dầu từ Qatat và công ty này muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp của mình.
Các quan chức của SK Energy đã từ chối bình luận.
Sản phẩm ngưng tụ của Iran rẻ hơn khoảng 5 USD/thùng so với của Qatar vào thời điểm đầu năm nay, nhưng khoảng cách này thu hẹp kể từ đó xuống 2 đến 3 USD.
Hyundai Chemical, một công ty liên doanh giữa Hyundai Oilbank Co và Lotte Chemical, có thể là khách hàng tiếp của Iran do họ bắt đầu thử nghiệm hoạt động ở bộ phân tách mới 110.000 thùng mỗi ngày tại Daesan, bờ biển phía tây của nước này trong tháng 8 – 9.
Phát ngôn viên của Hyundai Oilbank cho biết cơ sở này, phân tách sản phẩm ngưng tụ thành nhiên liệu như naphtha sử dụng trong công nghiệp hóa dầu, sẽ có thể hoàn thành trong nửa cuối năm nhưng từ chối cho biết thêm.
Xuất khẩu sản phẩm ngưng tụ của Qatar được dự kiến giảm từ cuối quý ba do dầu thô sẽ được dử dụng để cung cấp cho bộ phận phân tách mới tại Ras Laffan, bắc Doha.(Vinanet)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục