12 ngư dân Tiền Giang gặp nạn ở Thái Bình Dương về nước
Tổng cục Du lịch lên tiếng vụ ba người Anh tử nạn tại Datanla
Nhiều sở, ngành Khánh Hòa bị giảm về chỉ số hài lòng của dân
Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
Trưởng Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Gia Lai bị phê bình
Tin trong nước đọc nhanh tối 24-02-2016
- Cập nhật : 24/02/2016
Đoàn lãnh sự tại TP.HCM ấn tượng với hành động của ông Đinh La Thăng
Đây là chia sẻ của ông Simon van der Burg, Tổng lãnh sự Hà Lan kiêm Phó trưởng đoàn lãnh sự TP.HCM, tại buổi chúc mừng và chào xã giao với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM - Đinh La Thăng.
Tỏ ra là một người theo dõi sát sao về những hoạt động đầu tiên của Bí thưĐinh La Thăng, ông Simon van der Burg nói: “Mặc dù ông Đinh La Thăng vừa nhận trọng trách trong một thời gian ngắn nhưng chúng tôi đã nhìn thấy được những kết quả thực tiễn từ sự chỉ đạo của ông”.
Ấn tượng với yêu cầu cán bộ lắng nghe dân
Thay mặt đoàn lãnh sự tại TP.HCM tại buổi chúc mừng và chào xã giao, Tổng lãnh sự Hà Lan nói các Tổng lãnh sự tại TP.HCM đặc biệt ấn tượng với Bí thư Thành ủy TP.HCM với hai hành động.
Ông lý giải: Thứ nhất các Tổng lãnh sự ấn tượng vì ông Đinh la Thăng đã yêu cầu cấp dưới phải thực sự lắng nghe người dân. Có vậy chúng ta mới nghe được những lời nói chân thật, những ý kiến, lời nói tâm huyết và từ đó góp phần tạo đột phá cho TP.
Và thứ hai: “Ông Đinh La Thăng đã đề nghị thực hiện đường dây nóng để mọi người dân có thể nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo Thành ủy” - ông Simon van der Burg nói.
Phó đoàn lãnh sự tại TP.HCM cho rằng yêu cầu đó thể hiện Bí thư Thành ủy muốn các cơ quan chức năng phải lắng nghe doanh nghiệp với cái tâm và khuyến khích họ nói thẳng.
Tại buổi gặp mặt, các Tổng lãnh sự khác tại TP.HCM cũng cho rằng những lời nói của ông Đinh La Thăng được mọi người kể cả cộng đồng doanh nghiệp cảm kích.
Các Tổng lãnh sự tại TP.HCM đã bày tỏ sự tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo mới của TP.HCM.
“Dưới sự dẫn dắt của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, chúng tôi mong chờ và tin tưởng sẽ được thấy nhiều thành quả kinh tế hơn nữa từ TP.HCM xinh đẹp này” - Tổng lãnh sự Hà Lan, Phó đoàn lãnh sự tại TP.HCM Simon van der Burg nói.
Lãnh đạo TP muốn được giao nhiệm vụ
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã thể hiện sự trọng thị trước sự có mặt đông đảo các Tổng lãnh sự đến chào xã giao và chúc mừng.
Bí thư Thành ủy cũng không khách sáo khi nói: “Tôi không muốn các ngài dùng từ là lãnh đạo TP.HCM phải “hỗ trợ”, “giúp đỡ” doanh nghiệp các nước trên địa bàn TP.HCM. Tôi muốn dùng từ là lãnh đạo TP.HCM sẵn sàng nhận “nhiệm vụ” mà các ngài giao cho chúng tôi thực hiện”.
Ngay sau đó, bí thư Thành ủy Đinh La Thăng hứa rằng ông thu xếp sớm để lần lượt gặp từng vị tổng lãnh sự để có thời gian trao đổi nhiều hơn và để tháo gỡ những vấn đề hết sức cụ thể.
“Tất cả những nhiệm vụ mà các ngài giao cho chúng tôi hôm nay, sẽ được các cơ quan chuyên môn thực hiện trong thời gian tới” - Bí thư Đinh La Thăng cam kết.
“Chúng ta cùng thống nhất một quan điểm đó là sự thịnh vượng của Việt Nam, sự thịnh vượng của TP.HCM, sự phát triển của TP.HCM cũng chính là sự thịnh vượng của các nước đến đầu tư làm ăn ở TP.HCM cũng như là Việt Nam” - Bí thư Thành ủy chia sẻ.
Hà Nội "bêu tên" các cơ quan chểnh mảng công vụ đầu năm
Rất nhiều cơ quan, đơn vị của Hà Nội bị “bêu tên” trong báo cáo của Sở Nội vụ về kết quả kiểm tra công vụ đột xuất sau dịp nghỉ tết.
Việc kiểm tra đột xuất trên được thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Cụ thể, Sở Nội vụ đã thực hiện thanh kiểm tra đột xuất 13 cơ quan, đơn vị của Hà Nội về việc thực thi công vụ sau dịp nghỉ Tết gồm: 1 đơn vị cấp Sở, 3 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài Nguyên - Môi trường, 3 UBND cấp huyện, 5 đơn vị cấp phường xã và 1 đơn vị ngành dọc thuộc Trung ương đặt trên địa bàn TP Hà Nội.
Sau kiểm tra, Sở Nội vụ Hà Nội đã “bêu tên” trong báo cáo kết quả thanh kiểm tra công vụ đột xuất sau dịp nghỉ Tết, gồm: UBND phường Ô chợ Dừa (quận Đống Đa), nơi bị báo cáo là đã treo biển miễn tiếp dân ngày làm việc đầu xuân Bính Thân.
Báo cáo của Sở Nội vụ cũng chỉ ra một số đơn vị của Hà Nội có tồn tại, hạn chế trong thực thi công vụ, chưa thực hiện các quy định về công khai, minh bạch các thủ tục hành chính.
Cụ thể: UBND xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng), UBND phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) UBND quận Hai Bà Trưng, UBND phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phúc Thọ, Đội cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an huyện Phúc Thọ.
Sau kết quả thanh kiểm tra đột xuất, ngoài thông báo kết quả kiểm tra và đề nghị các cơ quan đơn vị bị “bêu tên” các đơn vị còn tồn tại, chỉ đạo khắc phục và xử lý các trưởng hợp có những thiếu sót, khuyết điểm, Sở Nội vụ cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp triển khai việc thanh kiểm tra công vụ đột xuất và theo kế hoạch được giao tại các cơ quan, đơn vị thuộc Hà Nội.
Thủy điện xả nước cứu mặn TP Đà Nẵng
Ngày 23-2, thủy điện Sông Bung 4 đã quyết định xả nước 10 ngày với hơn 32 triệu m3 nước về hạ du để cứu mặn hạ du sông Vu Gia và TP Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Sơn, giám đốc công ty Sông Bung cho biết thông tin trên. Trước đó, theo Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng, nước sông Cầu Đỏ đã giảm mặn sâu, riêng ngày 22-2 chỉ nhiễm mặn cao hơn mức cho phép 46mg/l trong khoảng 30 phút.
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cũng đã cho phép thủy điện Sông Bung 4 vào lại thị trường phát điện cạnh tranh nhưng điều hành xả nước phát điện ở mức độ vừa phải, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước của hạ du và dự trữ để phục vụ xả nước phát điện trong thời gian cao điểm mùa nắng nóng (tháng 4, 5 và 6-2016).
Cũng theo ông Nguyễn Sơn, từ ngày đầu tháng 1 đến nay, hồ thủy điện Sông Bung 4 đã xả về hạ du sông Vu Gia 110 triệu m3 nước trong tình hình khó khăn chung, công ty không đặt nặng lợi ích kinh tế từ phát điện mà cố gắng vận hành bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội giữa thủy điện và người dân ở hạ du.
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm đội hùng binh Hoàng Sa
Ngày 22-2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã về thăm huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - quê hương của hải đội hùng binh Hoàng Sa.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kính cẩn trước những anh linh các hùng binh Hoàng Sa đang được thờ tự ở Âm Linh tự - Ảnh: Trần Mai
Tại Âm Linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa - di tích lịch sử quốc gia, thắp nén tâm nhang tại nơi lưu dấu chứng tích hào hùng một thuở của những người con đất Việt, Chủ tịch nước thành kính tưởng niệm công lao của những thủy binh hải đội Hoàng Sa quả cảm đã không quản gian khổ, hi sinh, vượt ngàn dặm biển khơi, đặt dấu mốc chủ quyền đất nước, khẳng định chân lý Hoàng Sa là cương thổ không thể tách rời của nước Việt Nam.
Chủ tịch nước ân cần thăm hỏi và căn dặn những hậu duệ của các cai cơ, binh phu thời ấy, ngày nay càng cần làm rạng danh tổ tiên, dòng họ, bằng những hoạt động thiết thực: bám biển vươn khơi, bảo tồn và giới thiệu lịch sử quê hương, chăm lo đời sống tinh thần của người dân huyện đảo.
Chủ tịch nước cũng đã thăm và khảo sát hoạt động của đơn vị rađa tầm xa thuộc lực lượng trinh sát kỹ thuật, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam; tặng quà 20 hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn trên đảo; thăm mô hình chuyên canh cây đậu kết hợp hệ thống phun tưới dưỡng của nông dân xã An Hải, Lý Sơn.
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch nước nhấn mạnh tỉnh tiếp tục quan tâm, chú trọng yêu cầu quy hoạch bền vững, tập trung đầu tư công trình trọng điểm, giúp huyện đảo giàu mạnh, trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn, xứng tầm vị thế tiền tiêu của Tổ quốc.
“Phải có chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, đó là việc cấp bách phải làm vì liên quan đến chủ quyền, liên quan đến kinh tế đất nước” - Chủ tịch nước nói.
TP.HCM: Ngày 25-2, chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế